Những bài học kinh nghiệm cho chi cục Thuế Huyện Hạ Hòa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 122)

5. Bố cục của luận văn

1.4.3.Những bài học kinh nghiệm cho chi cục Thuế Huyện Hạ Hòa

Bài học thứ nhất: Công tác chỉ đạo của lãnh đạo chi cục thuế trong công tác thu ngân sách, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, quyết liệt công tác chống thất thu, tập trung sức mạnh đôn đốc thu ngân sách, khai thác các nguồn thu, giảm thiểu nợ đọng thuế.

Bài học thứ hai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; chú trọng đôn đốc thu nợ thuế, giảm thiểu nợ đọng thuế.

Bài học thứ ba: Công tác thanh, kiểm tra cần xem xét các yếu tố rủi ro cao, có dấu hiệu bất thường, sự tác động về nền kinh tế để ưu tiên thanh tra, kiểm tra trước, Kiểm tra tập trung vào một số ngành tránh sự dàn trải không hiệu quả.

Bài học thư tư: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực thi công vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung vào trả lời cho các câu hỏi sau:

1- Các vấn đề lý luận liên quan đến thuế và quản lý thu thuế các DN NQD? 2- Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ như thế nào?

3- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là gì?

4- Những giải pháp nào được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi vì địa điểm nghiên cứu ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu.

Đặc điểm của công tác quản lý thu thuế đối với các DN NQD trên địa bàn huyện Hạ Hòa là những DN NQD đang hoạt động trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ cho nên luận văn chọn địa bàn huyện Hạ Hòa là địa điểm nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới thuế và quản lý thu thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thu thập từ phòng ban chức năng và ban lãnh đạo CCT Hạ Hòa các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của các DN, tình hình quản lý thu thuế các DN NQD.

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Phú Thọ, các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại tỉnh, các tài liệu xuất bản liên quan đến công tác thuế; những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Tổng Cục thống kê, Báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế huyện Hạ Hòa và Cục Thuế tỉnh Phú Thọ.

2.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu mới được sử dụng trong luận văn là số liệu tác giả thu thập từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong huyện Hạ Hòa. Đây là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh,các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan.

Tất cả các thông tin về hiện trạng quản lý thu thuế đối với các DN NQD được thu thập qua điều tra bằng sử dụng phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn.

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

- Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...

- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết.

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Trước khi sử dụng bộ phiếu điều tra để tiến hành phỏng vấn đối tượng phỏng vấn, bộ phiếu đó sẽ được điều tra thử để đảm bảo bộ phiếu đã đáp ứng được yêu cầu thu thập thông tin một cách chính xác, đầy đủ. Đối với một số chỉ tiêu định tính sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được người trả lời đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “Rất hài lòng”, “khá hài lòng”, “bình thường”, “không hài lòng”, “rất không hài lòng”. Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập thông tin sơ cấp phục vụ nghiên cứu.

Tổng số cán bộ của CCT Huyện Hạ Hòa là: 35 người.

Đề tài dự kiến lựa chọn tất cả số nhân viên của CCT Huyện Hạ Hòa để điều tra khảo sát (Không kể 1 nhân viên hợp đồng) do vậy đề tài không sử dụng bất kỳ phương pháp lấy mẫu nào đối với nhóm đối tượng này.

Với nhóm khách hàng là các DN NQD hiện tại có: 110 doanh nghiệp NQD. Do thời gian có hạn nên đề tài sẽ tiến hành chọn mẫu những người đại diện cho các DN theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo tính đại diện cho các nhóm DN ở những quy mô khác nhau, ta tính được n = 86 người.

Cỡ mẫu: Dùng công thức S’lovin 2

. 1 Ne

N

n

Trong nó: n là số lượng mẫu cần lấy

N là số lượng của tổng thể, e là sai số cho phép Với e = 0.05

Bảng 2.1. Cơ cấu nhóm ngƣời trả lời phiếu điều tra

STT Nhóm ngƣời trả lời Tổng thể Tổng thể mẫu

1 Cán bộ nhân viên CCT 35 35

2 Đại diện các DN NQD 110 86

Tổng số 145 121

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Nhà nghiên cứu sẽ sử dụng bảng tổng hợp các hồ sơ, tài liệu, các phiếu điều tra thu thập được với Excel. Các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ học được mã hóa trước khi nhập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra, để phát huy tác dụng của nó đối với giai đoạn phân tích thông tin, nhà nghiên cứu sẽ trình bày kết quả tổng hợp theo một hình thức là bảng thống kê.

- Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tính toán bằng các hàm ứng dụng trong phần mền Excel.

- Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập dữ liệu và thiết kế nghiên cứu định lượng, nhằm hỗ trợ tìm hiểu về một vấn đề, đối tượng, hiện tượng hay mối liên hệ giữa các hiện tượng, được thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân...Từ đó đưa ra những kết luận có căn cứ khoa học, những dự báo cho tương lai dựa trên số liệu dã thu thập nghiên cứu

- Phương pháp đồ thị: Luận văn còn sử dụng phương pháp đồ thị, bảng biểu nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nắm được thông tin cần thiết.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học luôn đóng vai trò rất quan trọng. Hầu như bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng cần phân tích dữ liệu, từ đơn giản nhất như phân tích mô tả đến phức tạp như phân tích đa biến. Trong nghiên cứu sẽ áp dụng các công cụ thống kê để phân tích dữ liệu trong đó:

Với các chỉ tiêu định tính và một số chỉ tiêu định lượng như : giới tính, tuổi, thời gian làm việc… sẽ được tính thông qua tần suất hoặc số tương đối phần trăm phân phối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc được trình bày ở trên sẽ được phân tích thông qua sử dụng tần suất và số phần trăm.

Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert

Bảng 2.2. Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng Ý nghĩa

5 Rất hài lòng 4.20 - 5.00 Tốt

4 Khá hài lòng 3.40 - 4.19 Khá

3 Bình thường 2.60 - 3.39 Trung bình

2 Không hài lòng 1.80 - 2.59 Yếu

1 Rất không hài lòng 1.00 - 1.79 Kém

Các phương pháp được sử dụng để phân tích thông tin trong nghiên cứu bao gồm

* Phương pháp chỉ số:

Phương pháp chỉ số là biểu hiện về lượng của các phần tử trong hiện tượng phức tạp được chuyển về dạng chung có thể trực tiếp cộng hoặc so sánh được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. Ví dụ: Khối lượng sản phẩm các loại, vốn không thể trực tiếp cộng được với nhau, khi được chuyển sang dạng giá trị, bằng cách nhân với yếu tố giá cả để có thể trực tiếp cộng với nhau. Mặt khác, khi nghiên cứu biến động của một nhân tố, bằng cách giả định các nhân tố khác của hiện tượng phức tạp không thay đổi, nhờ đó phương pháp chỉ số cho phép loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này để khảo sát sự biến động riêng biệt của các nhân tố cần nghiên cứu.

Phương pháp chỉ số cho phép tính toán các chỉ tiêu theo mục đích nghiên cứu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nghiên cứu sự biến động về mức độ của hiện tượng qua thời gian. Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ số phát triển.

- So sánh chênh lệch về mức độ của hiện tượng qua không

- Xác định nhiệm vụ kế hoạch hoặc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các chỉ số này thường gọi là chỉ số kế hoạch.

- Phân tích mức độ ảnh hưởng và xác định vai trò đóng góp của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động chung của hiện tượng phức tạp (ví dụ: Xác định xem sự biến động của các nhân tố năng suất lao động và số lượng công nhân đã ảnh hưởng đến mức độ nào đối với sự tăng giảm của kết quả sản xuất do công nhân tạo ra). Thực chất đây cũng là phân tích mối liên hệ của các yếu tố nguyên nhân với nhau cũng như tính toán ảnh hưởng của mỗi yếu tố nguyên nhân đến chỉ tiêu kết quả.

* Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh (so theo thời gian, theo đặc điểm… …) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

* Phương pháp dự báo thống kê:

Dự báo là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua. Dự báo sự biến động các nguồn lực của tỉnh Phú Thọ, đó là dự báo sự biến động về đất đai, lao động, khả năng đầu tư phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Công việc dự báo hoàn toàn không dễ dàng, bởi lẽ chúng ta phải nói trước những điều chưa biết, sự chính xác trong các kết quả của dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại của một phương án. Để kết quả của các dự báo tương đối sát với những gì sẽ xảy ra trong tương lai, điều quan trọng là phải có phương pháp dự báo hợp lý.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Dự toán thu thuế đối với DNNQD

- Công tác tuyên truyền, khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp - Quản lý đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế

- Thanh tra, kiểm tra thuế

- Hoạt động thu nợ, cưỡng chế thuế và hình phạt về thuế - Xử lý khiếu nại và tố cáo các vấn đề về thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở HUYỆN

HẠ HÕA, TỈNH PHÖ THỌ HIỆN NAY

3.1. Một số đăc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hạ Hoà là huyện miền núi mới được tái lập đầu năm 1996. Đảng bộ và nhân dân huyện Hạ Hoà vốn có truyền thống lao động cần cù, yêu nước với hai chiến khu lịch sử là chiến khu Âu Cơ (Hiền Lương) và chiến khu 10 (Đại Phạm). Hệ thống giao thông của huyện thuận tiện, bao gồm cả đường sắt, đường sông và đường bộ.

Vị trí địa lý: Hạ Hoà là huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ. Phía Bắc giáp với huyện Trấn Yên và Yên Bình của tỉnh Yên Bái, phía đông giáp với huyện Đoan Hùng và Thanh Ba, phía tây giáp với huyện Yên Lập và Cẩm Khê.

Đặc điểm địa hình: địa hình đồi núi chiếm 48% diện tích tự nhiên của huyện và thấp dần từ tây bắc sang đông nam. Địa hình tương đối đa dạng và phong phú đã hình thành nên nhiều cảnh quan đẹp và hẫp dẫn.

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên của huyện là 33.994,05 ha. Nguồn nước: trên địa bàn huyện có đầm Ao Châu và sông Hồng chảy qua. Dân số lao động: Tính đến năm 2012, Hạ Hoà có 108.712 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1%/ năm. Phần lớn dân cư sống ở khu vực nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thôn (chiếm trên 90%). Trong đó có 56.940 người trong độ tuổi lao động, chiếm 52,5%.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội như trên đã hình thành nên những tiềm năng lớn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội cuả Hạ Hoà trong những năm tới.

Trong những năm qua, kinh tế huyện Hạ Hoà đã có mức tăng trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011 - 2012 là 10%/năm, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Đời sống nhân dân trong huyện ngày càng được nâng lên. Năm 2012 tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 5,4%, CN-TTCN tăng 25,3%, giá trị thương mại - dịch vụ - du lịch tăng 11,2%. Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm 43,39%; CN - TTCN chiếm 38,86%; dịch vụ thương mại - du lịch chiếm 17,75%. Tổng sản lượng lương thực đạt 43.000 tấn, tăng 25,8% so với năm 2001. Bình quân lương thực đầu người đạt 413 kg; GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 4,18 triệu đồng/ người/ năm.

Sản xuất công nghiệp từng bước ổn định. Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển CN - TTCN.

Đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào phục vụ sản xuất. Đẩy mạnh sản xuất vụ đông, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, đẩy mạnh hoạt động của hệ thống khuyến nông từ huyện đến cơ sở, các dịch vụ phục vụ sản xuất như

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 122)