Hoàn thiện lập dự toán thu thuế đối với DN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 100 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1.Hoàn thiện lập dự toán thu thuế đối với DN

4.2.1.1. Đổi mới quy trình lập dự toán thu thuế

Lập dự toán thu thuế đối với DN cần theo sát quy trình lập dự toán một cách có căn cứ khoa học. Quy trình lập dự toán có thể tương đối thống nhất như sau:

- Phân tích quan điểm, định hướng và chính sách quản lý thu thuế nhằm khẳng định những kế hoạch định hướng cho lập dự toán thu thuế. Dự toán thu thuế là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã nêu ra trong chiến lược.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phân tích những biến động kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngành kinh tế và hoạt động SXKD của DN như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất; sự thay đổi của đạo luật nói chung và chính sách thuế nói riêng; sự thay đổi và hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác đối với quản lý thu thuế đối với DN trên địa bàn.

- Phân tích nhu cầu chi ngân sách cho các khoản chi tiêu công có ích của nhà nước.

- Phân tích thông tin về mức độ tuân thủ thuế của DN trên địa bàn để xác định khả năng thu thực tế đối với các nhóm DN phân biệt về cấp độ tuân thủ khác nhau.

- Phân tích thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến cấp độ tuân thủ thuế của DN nhằm điều chỉnh dự toán phù hợp với những ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự tuân thủ thuế, đặc biệt là các yếu tố mà cơ quan thuế không điều khiển được.

- Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của cơ quan thuế. Trong đó, phân tích nguồn lực và các hoạt động của cơ quan thuế nhằm xác định được dự toán phù hợp hợp với khả năng của các yếu tố bên trong cơ quan thuế. Dự toán quá cao so với năng lực của cơ quan thuế là nguy cơ dẫn đến sự cưỡng chế DN một cách vô lý để đạt mục tiêu của dự toán.

- Xác định phương án dự toán thu thuế và lựa chọn phương án tối ưu. Phương án dự toán thu thuế tối ưu là phương án tốt nhất được đánh giá qua các tiêu chuẩn (1) khả năng thực thi của dự toán (kết quả thực hiện dự toán so với mục tiêu đề ra); (2) hiệu quả của dự toán (được thể hiện ở chi phí thực thi dự toán). Phương án tối ưu của dự toán được thể hiện ở các chỉ tiêu thu thuế khác nhau đối với DN phân biệt theo tỷ suất lợi nhuận ngành; theo quy mô DN; theo thời gian hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ban hành dự toán thu thuế theo văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản này là cơ sở để thực hiện các chức năng quản lý thu thuế khác đối với DN.

4.2.1.2. Điều kiện cần thiết để lập dự toán thu thuế hiệu lực và hiệu quả

- Tăng cường tính chuyên môn hoá trong lập dự toán thu thuế ở các cấp bắt đầu từ sự chuyên môn hoá theo chức năng. Cơ quan thuế cần tách hoạt động nghiên cứu ra khỏi lập dự toán.

- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lập dự toán thu thuế về các kỹ năng lập kế hoạch , kỹ năng phân tích và đánh giá dự toán. Phối hợp các bộ phận quản lý thu thuế ở xã trong lập dự toán nhằm cung cấp thông tin sát với tình hình thực tế của DN trên địa bàn.

- Dự toán phải được lập ra theo quy trình thuận. Dựa trên một trong những cơ sở là dự toán ở chi cục thuế, Chi cục thuế huyện Hạ Hòa tiến hành lập dự toán thu trên địa bàn.

- Tối thiểu hóa việc áp đặt dự toán từ cấp trung ương xuống địa phương và sự can thiệp của chính quyền trung ương vào lập dự toán thu thuế để đảm bảo tính khách quan của dự toán.

- Tăng cường sự phối hợp của trung ương và địa phương trong việc đảm bảo dự toán thu thuế từ DN phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 100 - 102)