Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 54)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới thuế và quản lý thu thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thu thập từ phòng ban chức năng và ban lãnh đạo CCT Hạ Hòa các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của các DN, tình hình quản lý thu thuế các DN NQD.

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Phú Thọ, các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại tỉnh, các tài liệu xuất bản liên quan đến công tác thuế; những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Tổng Cục thống kê, Báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế huyện Hạ Hòa và Cục Thuế tỉnh Phú Thọ.

2.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu mới được sử dụng trong luận văn là số liệu tác giả thu thập từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong huyện Hạ Hòa. Đây là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh,các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan.

Tất cả các thông tin về hiện trạng quản lý thu thuế đối với các DN NQD được thu thập qua điều tra bằng sử dụng phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn.

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

- Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...

- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết.

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Trước khi sử dụng bộ phiếu điều tra để tiến hành phỏng vấn đối tượng phỏng vấn, bộ phiếu đó sẽ được điều tra thử để đảm bảo bộ phiếu đã đáp ứng được yêu cầu thu thập thông tin một cách chính xác, đầy đủ. Đối với một số chỉ tiêu định tính sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được người trả lời đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “Rất hài lòng”, “khá hài lòng”, “bình thường”, “không hài lòng”, “rất không hài lòng”. Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập thông tin sơ cấp phục vụ nghiên cứu.

Tổng số cán bộ của CCT Huyện Hạ Hòa là: 35 người.

Đề tài dự kiến lựa chọn tất cả số nhân viên của CCT Huyện Hạ Hòa để điều tra khảo sát (Không kể 1 nhân viên hợp đồng) do vậy đề tài không sử dụng bất kỳ phương pháp lấy mẫu nào đối với nhóm đối tượng này.

Với nhóm khách hàng là các DN NQD hiện tại có: 110 doanh nghiệp NQD. Do thời gian có hạn nên đề tài sẽ tiến hành chọn mẫu những người đại diện cho các DN theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo tính đại diện cho các nhóm DN ở những quy mô khác nhau, ta tính được n = 86 người.

Cỡ mẫu: Dùng công thức S’lovin 2

. 1 Ne

N

n

Trong nó: n là số lượng mẫu cần lấy

N là số lượng của tổng thể, e là sai số cho phép Với e = 0.05

Bảng 2.1. Cơ cấu nhóm ngƣời trả lời phiếu điều tra

STT Nhóm ngƣời trả lời Tổng thể Tổng thể mẫu

1 Cán bộ nhân viên CCT 35 35

2 Đại diện các DN NQD 110 86

Tổng số 145 121

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 54)