Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 46)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1.Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý thu thuế

Quan điểm của tầng lớp lãnh đạo có ảnh hưởng trước hết tới các chính sách thuế, sau đó là tới quá trình thực hiện và các công việc khác thuộc phạm vi quản lý sắc thuế này. Pháp luật thể hiện quan điểm của giai cấp thông trị. Luật thuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng cũng không ngoại lệ. Một ví dụ cho điều này là sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả kinh tế. Nhìn chung, trong quá trình thực hiện công bằng, xã hội phải chịu sự giảm sút của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ những hoạt động đang đạt hiệu quả kinh tế.

Cơ sở vật chất của ngành thuế

Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý thuế DN NQD. Những quy định trong chính sách về diện thu thuế (rộng hay hẹp), phương thức kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngành thuế. Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất của ngành thuế. Cũng như vậy, một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một nhân tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí. Việc xây dựng mạng thông tin nội bộ để quản lý cơ sở dữ liệu sẽ đòi hỏi những chi phí bước đầu tương đối lớn, nhưng xét về dài hạn thì điều này sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc quản lý dữ liệu theo kiểu thủ công.

Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế

Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là thuế DN NQD. Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới thanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế.

Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân thì đội ngũ cán bộ thuế cấp cao- ở tầm hoạch định chính sách- cần phải có trình độ cao về vấn đề thực tế cũng như cơ bản liên quan đến thuế.

1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội

Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và đời sống của dân cư trên địa bàn DN hoạt động. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, số đối tượng nộp thuế nhiều sẽ giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, ngược lại có ít đối tượng nộp thuế và số thuế thu được ít thì chi phí cho một đồng thuế thu được sẽ cao. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ được đơn giản và hiệu quả hơn.

Chuẩn mực xã hội, sự hỗ trợ xã hội, ảnh hưởng xã hội và trách nhiệm của DN trong một cộng đồng xã hội. Chuẩn mực xã hội là những tiêu chuẩn hành vi trong tuân thủ thuế do xã hội mong muốn và được chấp nhận chung của đa số người trong xã hội, yêu cầu ĐTNT phải tuân thủ. Khi ĐTNT xác định được nhóm xã hội tác động lên hành vi tuân thủ thuế của họ, thì chuẩn mực xã hội tác động lên đạo đức thuế của họ thông qua ảnh hưởng xã hội và sự hỗ trợ xã hội của nhóm xã hội đó

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 46)