5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hạ Hoà là huyện miền núi mới được tái lập đầu năm 1996. Đảng bộ và nhân dân huyện Hạ Hoà vốn có truyền thống lao động cần cù, yêu nước với hai chiến khu lịch sử là chiến khu Âu Cơ (Hiền Lương) và chiến khu 10 (Đại Phạm). Hệ thống giao thông của huyện thuận tiện, bao gồm cả đường sắt, đường sông và đường bộ.
Vị trí địa lý: Hạ Hoà là huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ. Phía Bắc giáp với huyện Trấn Yên và Yên Bình của tỉnh Yên Bái, phía đông giáp với huyện Đoan Hùng và Thanh Ba, phía tây giáp với huyện Yên Lập và Cẩm Khê.
Đặc điểm địa hình: địa hình đồi núi chiếm 48% diện tích tự nhiên của huyện và thấp dần từ tây bắc sang đông nam. Địa hình tương đối đa dạng và phong phú đã hình thành nên nhiều cảnh quan đẹp và hẫp dẫn.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên của huyện là 33.994,05 ha. Nguồn nước: trên địa bàn huyện có đầm Ao Châu và sông Hồng chảy qua. Dân số lao động: Tính đến năm 2012, Hạ Hoà có 108.712 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1%/ năm. Phần lớn dân cư sống ở khu vực nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thôn (chiếm trên 90%). Trong đó có 56.940 người trong độ tuổi lao động, chiếm 52,5%.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội như trên đã hình thành nên những tiềm năng lớn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội cuả Hạ Hoà trong những năm tới.
Trong những năm qua, kinh tế huyện Hạ Hoà đã có mức tăng trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011 - 2012 là 10%/năm, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Đời sống nhân dân trong huyện ngày càng được nâng lên. Năm 2012 tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 5,4%, CN-TTCN tăng 25,3%, giá trị thương mại - dịch vụ - du lịch tăng 11,2%. Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm 43,39%; CN - TTCN chiếm 38,86%; dịch vụ thương mại - du lịch chiếm 17,75%. Tổng sản lượng lương thực đạt 43.000 tấn, tăng 25,8% so với năm 2001. Bình quân lương thực đầu người đạt 413 kg; GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 4,18 triệu đồng/ người/ năm.
Sản xuất công nghiệp từng bước ổn định. Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển CN - TTCN.
Đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào phục vụ sản xuất. Đẩy mạnh sản xuất vụ đông, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, đẩy mạnh hoạt động của hệ thống khuyến nông từ huyện đến cơ sở, các dịch vụ phục vụ sản xuất như thuỷ lợi, giống, bảo vệ thực vật, vật tư…Đã chú trọng tới việc chỉ đạo trồng chè, đậu tương và một số cây có giá trị hàng hoá thấp. Chăn nuôi có bước phát triển khá, chương trình sinh hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn có tiến bộ, phong trào nuôi cá lồng có xu hướng phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Công tác quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng có chuyển biến tích cực, nâng cao độ che phủ rừng, cơ bản hoàn thành việc giao đất giao rừng cho nhân dân, việc khai thác rừng được quản lý chặt chẽ.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản được củng cố và phát triển. Các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân được đa dạng hoá.
Kết cấu hạ tầng
Cấp điện, nước: hoàn thành dự án thuỷ lợi 12 xã phía Bắc, 33/33 xã, thị trấn có điện lưới.
Giao thông: cơ bản hoàn thành nâng cấp các tuyến đường do huyện quản lý.
Thông tin liên lạc: lắp đặt máy điện thoại tăng bình quân năm 13%, bình quân có 1,45 máy điện thoại/ 100 dân, 28/33 xã, thị trấn đã có máy điện thoại.
Tiềm năng du lịch: Hạ Hoà là huyện có nhiều điểm du lịch như Ao Giời, Suối Tiên, Ao Châu, Đền Mẫu, Âu Cơ,…Đây là tiềm năng du lịch lớn của huyện và của tỉnh.
3.1.3. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địabàn huyện Hạ Hòa