Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 59)

5. Bố cục của luận văn

2.2.4.Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học luôn đóng vai trò rất quan trọng. Hầu như bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng cần phân tích dữ liệu, từ đơn giản nhất như phân tích mô tả đến phức tạp như phân tích đa biến. Trong nghiên cứu sẽ áp dụng các công cụ thống kê để phân tích dữ liệu trong đó:

Với các chỉ tiêu định tính và một số chỉ tiêu định lượng như : giới tính, tuổi, thời gian làm việc… sẽ được tính thông qua tần suất hoặc số tương đối phần trăm phân phối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc được trình bày ở trên sẽ được phân tích thông qua sử dụng tần suất và số phần trăm.

Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert

Bảng 2.2. Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng Ý nghĩa

5 Rất hài lòng 4.20 - 5.00 Tốt

4 Khá hài lòng 3.40 - 4.19 Khá

3 Bình thường 2.60 - 3.39 Trung bình

2 Không hài lòng 1.80 - 2.59 Yếu

1 Rất không hài lòng 1.00 - 1.79 Kém

Các phương pháp được sử dụng để phân tích thông tin trong nghiên cứu bao gồm

* Phương pháp chỉ số:

Phương pháp chỉ số là biểu hiện về lượng của các phần tử trong hiện tượng phức tạp được chuyển về dạng chung có thể trực tiếp cộng hoặc so sánh được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. Ví dụ: Khối lượng sản phẩm các loại, vốn không thể trực tiếp cộng được với nhau, khi được chuyển sang dạng giá trị, bằng cách nhân với yếu tố giá cả để có thể trực tiếp cộng với nhau. Mặt khác, khi nghiên cứu biến động của một nhân tố, bằng cách giả định các nhân tố khác của hiện tượng phức tạp không thay đổi, nhờ đó phương pháp chỉ số cho phép loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này để khảo sát sự biến động riêng biệt của các nhân tố cần nghiên cứu.

Phương pháp chỉ số cho phép tính toán các chỉ tiêu theo mục đích nghiên cứu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nghiên cứu sự biến động về mức độ của hiện tượng qua thời gian. Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ số phát triển.

- So sánh chênh lệch về mức độ của hiện tượng qua không

- Xác định nhiệm vụ kế hoạch hoặc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các chỉ số này thường gọi là chỉ số kế hoạch.

- Phân tích mức độ ảnh hưởng và xác định vai trò đóng góp của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động chung của hiện tượng phức tạp (ví dụ: Xác định xem sự biến động của các nhân tố năng suất lao động và số lượng công nhân đã ảnh hưởng đến mức độ nào đối với sự tăng giảm của kết quả sản xuất do công nhân tạo ra). Thực chất đây cũng là phân tích mối liên hệ của các yếu tố nguyên nhân với nhau cũng như tính toán ảnh hưởng của mỗi yếu tố nguyên nhân đến chỉ tiêu kết quả.

* Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh (so theo thời gian, theo đặc điểm… …) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

* Phương pháp dự báo thống kê:

Dự báo là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua. Dự báo sự biến động các nguồn lực của tỉnh Phú Thọ, đó là dự báo sự biến động về đất đai, lao động, khả năng đầu tư phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Công việc dự báo hoàn toàn không dễ dàng, bởi lẽ chúng ta phải nói trước những điều chưa biết, sự chính xác trong các kết quả của dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại của một phương án. Để kết quả của các dự báo tương đối sát với những gì sẽ xảy ra trong tương lai, điều quan trọng là phải có phương pháp dự báo hợp lý.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Dự toán thu thuế đối với DNNQD

- Công tác tuyên truyền, khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp - Quản lý đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế

- Thanh tra, kiểm tra thuế

- Hoạt động thu nợ, cưỡng chế thuế và hình phạt về thuế - Xử lý khiếu nại và tố cáo các vấn đề về thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở HUYỆN

HẠ HÕA, TỈNH PHÖ THỌ HIỆN NAY

3.1. Một số đăc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 59)