Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 84)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2.Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu dự toán thu ngân sách là do Cục thuế tỉnh Phú Thọ giao, nhìn chung nguồn thu chủ yếu tập trung vào thu tiền sử dụng đất và thu thuế ngoài quốc doanh.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu thuế ngoài quốc doanh giảm từ 206,7% năm 2010 xuống còn 120,2% năm 2012 (Bảng 3.3) nhưng đó là do kế hoạch thu của các năm sau đã sát thực tế hơn so với năm trước. Chứng tỏ CCT đã làm tốt công tác quản lý thu thuế doanh nghiệp NQD, nắm bắt tình hình kinh doanh của các DN tương đối tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thuế TNCN đạt 146,6% năm 2010; đạt 202,3% năm 2011 và chỉ đạt 87,2% năm 2012 (Bảng 3.3).

Một số các khoản thu khác đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Bảng 3.3. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách CCT huyện Hạ Hòa giai đoạn 2010-2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Kế hoạch Thực hiện TH/ KH (%) Kế hoạch Thực hiện TH/ KH (%) Kế hoạch Thực hiện TH/ KH (%) Tổng thu trên địa bàn 19.820 40.966 206,7 27.710 42.213 152,3 38.520 46.305 120.2

1- Thuế NQD 9.000 16.783 185,7 18.000 20.170 112,1 23.500 23.601 100,4

- Thuế Môn Bài 530 608 114,9 590 630 106,8 634 661 104,3

- Thuế GTGT 8.322 15.929 191,4 16.749 18.826 112,4 21.955 22.111 100,7

- TNDN 71 68 95,8 540 443 82,0 561 434 77,3

- Thuế tài nguyên 135 166 123,0 100 246 246,4 305 353 115,7

- Thu khác NS 13 12 92,3 21 25 119,0 45 42 93,3 2- Thuế TNCN 250 366 146,6 280 566 202,3 700 610 87,2 3- Lệ phí trước bạ 2.300 2.127 92,5 2.100 3.502 166,8 3.100 3.395 109,5 4- Thuế nhà đất/SDĐ PNN 700 783 111,8 730 876 120,1 100 120 120,6 5- Thu tiền SD Đất 6.000 16.151 269 5.000 11.781 235,6 9.000 12.400 137,8 6- Thuê đất 70 99 141,7 90 133 147,9 120 213 178,2 7- Phí, lệ phí 700 1.173 167,5 910 1.344 147,7 1.400 1.818 129,9 8-Thu khác ngân sách 500 2.235 447,1 300 2.250 750,3 300 2.009 669,8 9- Thu cố định tại xã 300 1.224 4085,1 300 1.523 507,7 300 2.076 692,2

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách Chi cục thuế huyện Hạ Hòa các năm 2010 - 2012)

Bảng 3.4. Kết quả thu NSNN các năm 2010 - 2012 chia theo thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng.

STT

Loại thuế phải nộp Thành phần nộp thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế tài nguyên Thuế GTGT Thuế Môn bài Năm 2010 68 166 15.929 608 1 DNNN 102 1 2 Thu từ các DN, tổ chức khu vực NQD 68 108 14.112 93

3 Thu từ hộ gia đình và cá nhân KD 58 1.715 514

Năm 2011 443 246 18.826 630

1 DNNN 12 8 41,9 2

2 Thu từ các DN, tổ chức khu vực NQD 431 173 16.818 112,4

3 Thu từ hộ gia đình và cá nhân KD 65 1996,1 515,6

Năm 2012 434 353 22.111 661

1 DNNN 7,7 42,9 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3 Thu từ hộ gia đình và cá nhân KD 4,3 3.680 541,5

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Hạ Hòa)

3.2.3. Công tác quản lý thu thuế các DN NQD trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ qua các năm 2010 - 2012

3.2.3.1. Thực trạng công tác quản lý đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế đối với doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa

Quản lý được số lượng DN NQD là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thu thuế, có quản lý được DN NQD thì các công việc tiếp theo để triển khai công tác thu thuế mới tiến hành được tốt, thông qua công tác này giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được số lượng DN NQD đăng ký, kê khai nộp thuế, giúp Lãnh đạo Chi cục nắm bắt được tình hình kinh doanh của các DN, các chỉ tiêu kinh tế - tài chính cơ bản của DN, từ đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả nhất là trong quản lý thuế. Thực chất của việc quản lý DN đăng ký, kê khai thuế là quản lý bằng mã số thuế, theo quy định của luật thì mỗi đối tượng nộp thuế được cấp một mã số thuế duy nhất trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động (trừ trường hợp chuyển địa điểm, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, đăng ký lại kinh doanh, tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp).

Bảng 3.5. Tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký thuế giai đoạn 2010 - 2012

TT Loại hình DN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 1 Công ty TNHH 37 45 49 121,6 108,9 2 Công ty cổ phần 15 19 19 126,7 100,0 3 DN tư nhân 24 24 25 100,0 104,2 4 Hợp tác xã 70 72 73 102.9 101,4 Cộng 146 160 166 109,6 103,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5 phản ánh tình hình DN NQD đăng ký thuế, năm 2011 so với năm 2010 các loại hình DN tăng 9,6% hay tăng 14 DN; So với 2011 năm 2012 các loại hình DN tăng 3,8% hay 6 DN, trong đó loại hình công ty TNHH tang nhiều nhất, nhưng cũng chỉ có 4 DN.

Tuy nhiên việc thành lập DN do Phòng đăng ký KD thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, còn đăng ký thuế - mã số thuế do Cục thuế cấp; sự phối hợp thống nhất để quản lý DN giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ, nên nhiều DN có giấy phép thành lập nhưng đến đăng ký thuế chậm hoặc có giấy phép đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa đăng ký thuế Theo yêu cầu quản lý của ngành thuế việc đăng ký cấp mã số thuế của doanh nghiệp do Cục thuế cấp, sau đó được phân cấp Cục thuế quản lý hoặc phân cấp về cho các chi cục thuế các huyện, thành phố quản lý ( vì thế số thuế của DN nộp vào NSNN được điều tiết cho NS cấp tỉnh hay huyện phụ thuộc vào DN đó do Cục thuế hay chi cục quản lý)

Bảng 3.6. Tình hình doanh nghiệp khai thuế, nộp thuế so với đăng ký thuế

Loại hình DN

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Cấp MST Khai thuế Khai thuế / cấp MST (%) Cấp MST Khai thuế Khai thuế / cấp MST (%) Cấp MST Khai thuế Khai thuế / cấp MST (%) Tổng số 146 89 54,7 160 98 61,2 166 110 66.3 Công ty TNHH 37 21 56,7 45 28 62,2 49 35 71.4 Công ty cổ phần 15 9 60,0 19 10 52,6 19 10 52.6 DN tư nhân 24 12 50,0 24 12 50,0 25 16 64.0 Hợp tác xã 70 47 67,1 72 48 66,6 73 49 67.1

(Nguồn số liệu: Chi cục thuế huyện Hạ Hòa)

Phân tích tình hình số DN NQD kê khai nộp thuế so với số DN đăng ký thuế, được cấp mã số thuế ta thấy: Tỷ lệ DN kê khai thuế, nộp thuế so với số DN quản lý được cấp mã số thuế là 54,7% năm 2010; 61,2% năm 2011; năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2012 tỷ lệ khai thuế đạt 66,3%. Như vậy tỷ lệ DN kê khai thuế, nộp thuế giai đoạn 2010 - 2012 tăng dần nhưng tốc độ tăng không đáng kể và tỷ lệ khai thuế / cấp MST như trên còn thấp.

Cụ thể năm 2012 tinh thần chấp hành kê khai nộp thuế của công ty cổ phần thấp nhất, chỉ đạt 52,6%; DNTN đạt 64%; HTX đạt 67,1%; Công ty TNHH đạt 71,4%.

Tính đến 31/12/2012 Chi cục thuế Huyện Hạ Hòa được phân cấp quản lý 166 DN trong đó 110 DN kê khai thuế, nộp thuế; có 56 DN không khai các hồ sơ khai thuế, nộp thuế - Đối với từng trường hợp cụ thể Chi cục chưa thực hiện được các thủ tục pháp lý để yêu cầu DN kê khai thuế đúng quy định hoặc đóng mã số thuế và báo cáo Cục thuế đề nghị cơ quan có cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy phép kinh doanh.

3.2.3.2. Thực trạng lập dự toán thu thuế đối với doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa

Bảng 3.7. Tổng thu thực hiện của các DN NQD trên địa bàn huyện Hạ Hòa giai đoạn 2010-2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Tổng thu So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 +/_ % +/_ % Tổng thu 16.783 20.170 23.601 3.387 120.2 3.431 117.0

- Thuế Môn Bài 608 630 661 22 103.6 31 104.9

- Thuế GTGT 15.929 18.826 22.111 2.897 118.2 3.285 117.4

- TNDN 68 443 434 375 651.5 -9 98.0

- Thuế tài nguyên 166 246 353 80 148.2 107 143.5

- Thu khác NS 12 25 42 13 208.3 17 168.0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp không nhiều và tuy nhiên do quy mô vốn đầu tư kinh doanh của các DN trên địa bàn tăng đã làm cho doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra giai đoạn 2010 - 2012 của các doanh nghiệp tăng nhanh.

Số liệu bảng 3.7 cho thấy tổng thu năm 2011 so với năm 2010 tăng mạnh 20,2% với lượng tăng tuyệt đối 3.387 triệu đồng. Năm 2012 so với 2011 tổng thu các loại tăng 17% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 3.431 triệu đồng, nhưng giai đoạn này tốc độ tăng tổng thu thấp hơn so với giai đoạn 2011 - 2010. Điều đó cho thấy tình hình kinh doanh của các DNNQD trên địa bàn phần nào bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế chung trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

+) Thuế GTGT: Trong bảng 3.7 ta thấy trong tình hình thực hiện dự toán thuế nói chung thì thuế giá trị gia tăng (GTGT) chiếm đa số trong tổng thuế của DN NQD và có xu hướng tăng dần giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2010 tỷ lệ thuế GTGT chiến 94,9%, năm 2011 chiếm 93,3% và năm 2012 chiếm 93,7% trong tổng thuế DN NQD đã nộp, như vậy thuế GTGT là nguồn thu chủ yếu từ doanh nghiệp. Vì vậy việc quản lý sắc thuế này cần phải được chú trọng.

+) Thuế TNDN: Số liệu bảng trên cho thấy tình hình thực hiện dự toán thuế TNDN giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2011 so với năm 2010 thực hiện đạt 551,5% lượng tăng tuyệt đối 375 triệu, đây là năm mà thuế TNDN thực hiện đạt dự toán cao; tỷ lệ thuế TNDN trong tổng số thu của DN NQD có xu hướng không ổn định giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2012 thuế TNDN chiếm 1,8% trong tổng thu, năm 2011 chiếm 2,2% và năm 2010 chiếm 0,4% trong tổng số thu của DN. Đây là điều không bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thường, vì trong quản lý thu thuế xu hướng phải tăng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu. Để biết nguyên nhân của tình trạng trên chúng ta phân tích một số nguyên nhân sau:

Trong quá trình kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, cán bộ thuế sẽ căn cứ vào tài liệu kê khai của công ty và tài liệu liên quan, đối chiếu với luật thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định chi phí hợp lý, hợp lệ của công ty.

Qua kết quả công tác kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm, Chi cục thuế đã phát hiện nhiều trường hợp DN kê khai không trung thực các khoản chi phí để nhằm giảm bớt số thuế TNDN phải nộp.

Sở dĩ xảy ra tình hình trên là do các doanh nghiệp luôn tìm cách hạch toán tăng chi phí so với thực tế, hoặc không kê khai các khoản thu nhập chịu thuế khác ngoài hoạt động SXKD chính nhằm giảm thu nhập chịu thuế để nhằm mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, qua thực tế kiểm tra tại các doanh nghiêp đã phát hiện có các hình thức gian lận trong kê khai thuế TNDN như sau:

 Hợp pháp hóa các chi phí không có thực để làm giảm thu nhập chịu thuế: Đối với các DN có doanh thu lớn và lãi gộp cao thường tìm cách kê khai thêm chi phí quản lý doanh nghiệp để làm giảm thu nhập trước thuế, mà tập chung nhiều nhất là kê thêm chi phí tiền lương, tiền công. Để thực hiện được vấn đề này, DN sẵn sàng ký kết hợp đồng lao động với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng cao hơn mức lương thực tế trả cho người lao động, về phía người lao động do nhận thức còn hạn chế, mặt khác vì muốn tìm được việc làm nên sẵn sàng chấp nhận dẫn đến gây thiệt hại cho Ngân sách. Hoặc có trường hợp kê khống số lao động lớn hơn số lao động thực tế để tăng chi phí tiền lương nhằm giảm bớt thuế TNDN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

 Lợi dụng tình trạng có một số khách hàng không lấy hóa đơn để cho hoặc bán cho một số doanh nghiệp khác làm chứng từ hạch toán chi phí đầu vào mà cơ quan thuế rất khó kiểm soát vì những hóa đơn này hoàn toàn hợp lệ.

 Một số doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu, nhập vật tư để sản xuất, đã hạch toán giá vốn hàng bán theo tỷ giá cao hơn tỷ giá ngoại tệ do Hải quan ghi ở tờ khai nhập khẩu. Qua kiểm tra giá vốn hàng nhập khẩu ở tờ khai nhập khẩu cán bộ thuế đã phát hiện ra.

 Một số đơn vị hạch toán khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng thực tế không thực hiện sửa chữa, làm tăng chi phí để giảm thuế thu nhâp doanh nghiệp phải nộp.

 Doanh nghiệp hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp các khoản chi phí mà theo quy định của luật thuế hiện hành là không được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế, các khoản này chủ yếu nằm ở chi phí khác. Chỉ khi cán bộ thuế kiểm tra các chứng từ gốc thì các khoản chi phí bất hợp lý này mới được loại trừ. Kiểu hạch toán trốn thuế như trên là khá phổ biến ở các doanh nghiệp.

 Không kê khai các khoản thu nhập khác ngoài thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính như: Các khoản chiết khấu thanh toán DN được hưởng, chiết khấu thương mại được nhận bằng tiền, các khoản thưởng được nhận trên doanh thu bán hàng từ nhà cung cấp…Hình thức này thường được xảy ra đối với các DN thương mại làm đại lý cấp 1, cấp 2.

 Giải thể DN không tuân theo trình tự, thủ tục giải thể DN quy định của pháp luật. Một số DN khi cơ quan thuế qua phân tích hồ sơ khai thuế phát hiện có dấu hiệu vi phạm, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoặc đang trong quá trình kiểm tra, DN dùng biện pháp giải thể để trốn tránh việc sử lý của cơ quan thuế, sau đó thành lập lại doanh nghiệp mới mang tên người khác vì hiện nay theo luật DN việc thành lập và giải thể DN rất đơn giản. Những doanh nghiệp dạng này thường là những DN có quy mô nhỏ, tài sản không đáng kể nên khó áp dụng biện pháp kê biên tài sản để thu hồi tiền thuế, tiền phạt.

3.2.3.3. Thực trạng công tác tuyên truyền, khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa

Bảng 3.8. Tình hình tuyên truyền hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế qua các năm 2010- 2012

Nội dung ĐVT Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 (%) 2012/2011 (%)

Phát sóng truyền thanh, truyền hình Buổi 80 96 120 120.0 125.0 Thi tìm hiểu pháp luật thuế Lần 1 2 3 200.0 150.0

Bài đăng báo, tạp chí Bài 3 4 4 133.3 100.0

Biển quảng cáo, panô, áp phích Chiếc 3 5 5 166.7 100.0

Tập huấn cho DN Buổi 3 4 6 133.3 150.0

Cung cấp tài liệu, ấn phẩm thuế Bộ 80 95 110 118.8 115.8 Trả lời bằng văn bản, trực tiếp Lượt 130 156 175 120,0 112,2

(Nguồn số liệu: Chi cục thuế huyện Hạ Hòa)

Thực hiện Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ 01/07/2007, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế luôn được quan tâm thực hiện. Đã thành lập và đưa vào hoạt động của bộ phận giao dịch “ một

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 84)