Phân tích khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại viễn thông bình định – tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 35 - 37)

2 .Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1.4.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi

Ở góc độ phân tích hiệu quả KD của DN thơng qua các BCTC thì việc phân tích chỉ giới hạn ở việc phân tích hiệu quả cuối cùng thơng qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận mà DN đạt được, do vậy nội dung phân tích HQHĐ của DN bao gồm các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lợi của TS (ROA), tỷ suất sinh lợi kinh tế của TS (RE).

Thứ nhất, Tỷ suất lợi nhuận thuần

Khả năng tạo ra doanh thu của DN là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao HQHĐ. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của các nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Do vậy, để tăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của CP, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm sốt CP của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Khả năng sinh lợi của doanh thu được thể hiện qua chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận thuần”. Chỉ tiêu ROS được xác định theo công thức sau:

ROS = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần x 100 (1.14)

“Doanh thu thuần” ở đây chính là doanh thu thuần hoạt động KD, bao gồm doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động TC, thu nhập khác. Trong trường hợp doanh thu thuần hoạt động TC và thu nhập khác khơng đáng kể, có thể sử dụng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ để tính tốn. Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần của DN. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này mang giá trị dương có nghĩa là DN KD có lãi, trị số này càng lớn phản ánh HQHĐ của DN càng cao. Trị số này mang giá trị âm nghĩa là Công ty KD thua lỗ. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm KD của từng ngành. Vì thế, người ta thường so sánh chỉ

25

tiêu này với bình qn của tồn ngành mà DN tham gia.

Thứ hai, Tỷ suất sinh lợi của tài sản

Đối với một DN hoạt động SX KD, TS là cơ sở vật chất kỹ thuật, phản ánh tình hình hiện có của DN. Chính vì vậy, sử dụng TS hiện có một cách có hiệu quả vào hoạt động KD là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao HQHĐ của DN. Hiệu quả sử dụng TS của DN thể hiện qua KNSL của TS. Vì vậy, về thực chất, q trình phân tích hiệu quả sử dụng TS chính là phân tích KNSL của TS; để qua đó xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng đến KNSL của TS và đề ra giải pháp quản lý phù hợp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TS, góp phần bảo tồn vốn, nâng cao HQHĐ. Đồng thời, trong q trình phân tích, ngồi việc phân tích KNSL của tổng TS, để đánh giá đầy đủ, toàn diện về KNSL của các loại TS của DN khi tham gia vào quá trình SX KD, người phân tích cịn có thể đi sâu phân tích KNSL của từng bộ phận TS như: TSDH , TSNH, TSCĐ.

KNSL của TS được phản ánh rõ nét nhất thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của TS, chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của TS mà DN sử dụng cho hoạt động KD của mình. Tỷ suất sinh lợi của TS được trình bày theo các cơng thức sau:

Tỷ suất sinh

lợi của TS =

Lợi nhuận sau thuế

Tổng TS bình quân x 100 (1.15)

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, DN đầu tư 100 đồng TS thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng TS của DN càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của DN.

Thứ ba, Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản

26

Tỷ suất sinh lợi

kinh tế của TS =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tổng TS bình quân x 100 (1.16) Chỉ tiêu này thể hiện KNSL của tổng TS mà DN đang quản lý và sử dụng. Chỉ tiêu này so sánh lợi nhuận trước thuế và lãi vay với tổng TS. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng TS bình quân đưa vào KD đem lại mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả kinh tế của việc sử dụng TS càng cao và ngược lại. Đối với chủ DN, chỉ tiêu này được dùng trong việc ra quyết định và kiểm tra. Đối với các nhà phân tích bên ngồi, qua việc nghiên cứu chỉ tiêu này sẽ dự đoán trước được số lợi nhuận của DN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại viễn thông bình định – tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)