Mục tiêu phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non trong

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non công lập huyện đăk r’lấp tỉnh đăk nông trong chăm sóc giáo dục trẻ nhóm tuổi nhà trẻ (Trang 35 - 37)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Mục tiêu phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non trong

trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non cơng lập.

Tại khoản 1 Điều 36, Điều lệ trường mầm non được ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/BGDĐT đã nêu rõ: “Mối quan hệ giữa nhà trường, gia

đình và xã hội nhằm bảo đảm sự đồng thuận trong nhận thức cũng như trong hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đa dạng nguồn lực xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm môi trường giáo dục tốt nhất cho mỗi trẻ em. Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội bảo đảm nguyên tắc chủ động, cộng đồng trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, hợp tác, chia sẻ” [20]..

Chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và tồn xã hội. Mỗi gia đình khơng thể đóng cửa dạy con thành đạt được mà phải đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa nhà trường và gia đình. Gia đình là trường học đầu tiên vừa là người mẹ, vừa là người thầy của đứa trẻ, những hiểu biết về kiến thức ni dạy trẻ theo khoa học có phần hạn chế. Cho nên trường mầm non là nơi tốt nhất để giúp cha mẹ hiểu được những kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học.

Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kết hợp 3 mơi trường giáo dục, trong đó việc kết hợp giữa trường mầm non và gia đình trẻ là yếu tố quyết định. Đây là sự kết hợp hai chiều, cùng chung một mục đích. Mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác và chặt chẽ, có thể coi đó là con đường cơ bản chính yếu, thống nhất chung về mục đích, lợi ích và phương pháp giáo dục để giúp trẻ phát triển

toàn dỉện. Gia đình phối hợp với nhà trường sẽ đem đến nhiều thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế, nhất thiết gia đình phải xác định rõ và phối hợp chặt chẽ với trường MN, sự phối hợp đó là điều kịện cơ bản để làm tốt việc giáo dục của nhà trường và việc giáo dục của gia đình, là yếu tố đảm bảo tính thống nhất trong giáo dục, là biện pháp để cùng với nhà trường thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.

Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong xã hội đã được nêu rõ tại khoản 6 Điều 36, Điều lệ trường mầm non được ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/BGDĐT: “Cộng đồng, cha mẹ của trẻ em hỗ trợ, giám sát nhà

trường thực hiện các hoạt động; phản hồi với nhà trường về các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, xây dựng mơi trường giáo dục an toàn, thân thiện, nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ” [20].

Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, nhà trường cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, phối hợp cùng với nhà trường thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ. Mặt khác, để cơng tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình đạt kết quả tốt, phải làm cho gia đình và các lực lượng xã hội thấy được vị trí, tầm quan trọng của GDMN. Cần làm tốt vai trò tham mưu, tư vấn, đề xuất với lãnh đạo, chính quyền địa phương về kế hoạch, nội dung và hình thức tổ chức thực hiện chương trình GDMN của nhà trường để các lực lượng phối hợp cùng nắm rõ và tham gia thực hiện.

Chăm sóc GD trẻ MN là trách nhiệm của gia đình và tồn xã hội. Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ là tạo sự thống nhất về thực hiện kế hoạch giáo dục hàng năm. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non công lập huyện đăk r’lấp tỉnh đăk nông trong chăm sóc giáo dục trẻ nhóm tuổi nhà trẻ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)