Nội dung phối hợp giáo dục giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non công lập huyện đăk r’lấp tỉnh đăk nông trong chăm sóc giáo dục trẻ nhóm tuổi nhà trẻ (Trang 37 - 41)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Nội dung phối hợp giáo dục giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non

mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non công lập.

Nội dung phối hợp giáo dục giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non công lập được xác định rõ tại Khoản 1 Điều 89 Luật giáo dục 2019 như sau: “Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ” [2].

Để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt, nhà trường cần phải thường xuyên liên hệ với các bậc cha mẹ trẻ để nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ để làm căn cứ xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ hằng năm. Gia đình cũng phải thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm được mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ và có sự phốỉ hợp chặt chẽ. Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành cơng. Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, nhà trường cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như:

1.3.3.1. Thống nhất mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non được nêu rõ tại Khoản 2 Điều 23 Luật giáo dục 2019 là: “Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [2].

Muốn chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tốt nhà trường cùng với cha mẹ trẻ cần thống nhất mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ theo từng năm học. Cha mẹ trẻ cùng tham gia với nhà trường xây dựng mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, của nhóm/lớp. Việc chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường có sự thống nhất về mục đích, mục tiêu cụ thể, được thực hiện bởi

đội ngũ CBQL, GV được đào tạo và bồi dưỡng chu đáo; được tổ chức thực hiện chương trình giáo dục theo kế hoạch, nội dung, phương pháp và hình thức đa dạng, nhằm thúc đẩy tính tị mị thích khám phá của trẻ trong mọi hoạt động, qua đó nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phảt triển toàn diện nhân cách trẻ.

Mục tiêu của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình đó là những tiêu chuẩn định hướng ban đầu mà sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình cần phải đạt được trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ. Mục tiêu sự phối hợp là để có sự thống nhất về quan điểm, thống nhất về các nội dung và biện pháp thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường và gia đình, nhằm làm cho q trình chăm sóc giáo dục đạt được kết quả cao nhất, tránh được các hiện tượng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong giáo dục, giúp cho trẻ em trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu phối hợp cần phải phù hợp ở từng địa phương và tùy mức độ nhận thức của các thành viên. Nếu mục tiêu q khó và vượt khả năng phối hợp thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong q trình phối hợp.

1.3.3.2. Thống nhất nội dung chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

Nội dung chăm sóc giáo dục trẻ mầm non được nêu rõ tại Khoản 1 Điều 24 Luật giáo dục 2019 như sau: “Nội dung giáo dục mầm non phải bảo

đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hịa giữa bảo vệ, chăm sóc, ni dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học” [2].

Vì vậy, việc thống nhất các nội dung trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình khơng chỉ giúp cho cha mẹ trẻ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách khoa học mà còn giúp cho cha mẹ trẻ hiểu thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng như giáo viên, nhà trường hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp,

tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở. Các nội dung phối hợp cần thống nhất trong chăm sóc giáo dục trẻ gồm:

- Thống nhất việc XD kể hoạch và thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, của nhóm/lớp.

- Thống nhất việc kiểm tra, đánh giá cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ hằng năm.

- Thống nhất việc xây dựng môi trường giáo dục, CSVC, trang thiết bị, ĐDĐC của nhóm/lớp.

- Thống nhất trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ...

1.3.3.3. Thống nhất phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

Tại Khoản 2 Điều 24 Luật giáo dục 2019 nêu rõ:

“Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:

a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;

b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em” [2].

Nhà trường cùng với gia đình thống nhất các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ nhằm mục đích tạo được sự thống về phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà trường cũng như ở gia đình. Tránh được những mâu thuẫn về cách chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện các lĩnh vực phát triển. Gia đình theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường...của trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ; tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Đề xuất nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu qụả

hơn. Tuyệt đối khơng sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ.

1.3.3.4. Tham gia xây dựng cơ sở vật chất:

Tham gia đóng góp về tài chính như: Đóng góp xây dựng, cải tạo trường và nhóm, lớp, cơng trình vệ sinh...theo quy định và theo thỏa thuận; đóng góp mua sắm thêm đồ dung đồ chơi cho trẻ (theo thỏa thuận và khả năng của cha mẹ học sinh). Tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 16/2018/TT- BGDĐT đã nêu rõ: “Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy - học, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục” [22].

Cha mẹ học sinh tham gia đóng góp bằng vật chất có sẵn của gia đình: Đóng góp những hiện vật cho nhóm, lớp và trường mầm non như: bàn, ghế, thang leo, cầu trượt, các vật liệu cho trẻ thực hành...; giúp các cháu làm đồ chơi hay sưu tầm tranh ảnh; ủng hộ thêm cho nhà trường lương thực, thực phẩm để nấu ăn cho trẻ hoặc những sản vật khác vào những dịp ngày mùa, thu hoạch của gia đình.

Tham gia đóng góp bằng cơng lao động: Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm sân vườn..làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, phối hợp cùng giáo viên ở lớp làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ học, trang trí lớp...; cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường trong ngày hội, ngày lễ, các buổi dạo chơi hay ngoại khóa...

1.3.3.5. Tạo môi trường thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ:

Tạo mơi trường an tồn về tình cảm cho trẻ : Đối với trẻ, lần đầu tiên đến trường mầm non thì đó là một sự khó khăn lớn. Bởi vì ở nhà, trẻ gắn bó với bố mẹ gần như suốt ngày, cịn khi đến trường, đứa trẻ phải thích nghi với một mơi trường hồn tồn mới. Vì vậy, giáo viên cần tư vấn cho cha mẹ, các thành viên của gia đình biết cách chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay đổi đó để tránh cho trẻ bị stress, ở lớp, giáo viên cần tạo môi trường làm sao cho trẻ

cảm thấy ở lớp cũng như ở nhà, khuyên các bậc cha mẹ không nên để lộ sự lo âu, quá lưu luyến khi tạm biệt trẻ ở trường,...Lúc về nhà, cha mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn hoặc hỏi han trẻ về những gì đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và khuyến khích trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi đến lớp. Gia đình cũng cần thiết phải trao đổi với giáo viên những đặc điểm riêng của con mình, như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính...để giáo viên có biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp. Nhà trường và gia đình phải làm gương cho trẻ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non công lập huyện đăk r’lấp tỉnh đăk nông trong chăm sóc giáo dục trẻ nhóm tuổi nhà trẻ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)