9. Cấu trúc của luận văn
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác phối hợp giữa gia đình và
1.5.2. Yếu tố chủ quan
1.5.2.1.Về trình độ năng lực chun mơn của đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay. Chất lượng giáo viên đang tồn tại nhiều điểm bất cập như: chậm đổi mới phương pháp CSGD trẻ, cập nhật thơng tin cịn chậm, chưa đầu tư cho việc tự bồi dựỡng, nâng cao trình độ chun mơn cũng như nghiệp vụ sư phạm.
1.5.2.2. Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lí nhà trường
Những phẩm chất và năng lực quản lý của Hiệu trưởng: Thực tế một số Hiệu trưởng các trường mầm non chưa đi đầu trong lĩnh vực CSGD của nhà trường, chậm đổi mới, chưa mạnh dạn trong công tác tham mưu cũng như huy động mọi nguồn lực hỗ trợ từ cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội. Vì vậy, muốn quản lý tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc CSGD trẻ, Hiệu trưởng phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của nhà trường; phải năng động, sáng tạo và mạnh dạn đổi mới trong công tác quản lý chuyên môn, điều hành nhà trường; phải,mạnh dạn trong công tác tham mưu và huy động các nguồn lực từ cha mẹ và cộng đồng.
Tiểu kết chƣơng 1
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ tống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội cho trẻ, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chúc năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng; hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp tiếp theo và học tập suốt đời.
Phối hợp giữa nhà trường và gia đình có vai trị và tác động vô cùng quan trọng trong suốt quá trình CSGD trẻ. Gia đình là nơi trẻ sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Giáo dục con cái trong gia đình là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha làm mẹ. Nó được xác định: trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay như: Luật hơn nhân và gia đình, Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em...
Sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình tác động trực tiếp đến trẻ, có ý nghĩa tiếp thu, sàng lọc, điều chỉnh, định hướng, đánh giá kịp thời nhận thức và hành vi của mỗi con người. Dựa vào tiếp cận chính là tiếp cận q trình kết hợp với tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu này đã xác định được các nội dung quản lý công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non cơng lập như sau:
Đề tài trình bày một số khái niệm về quản lý, quản lý trường mầm non và quản lý cơng tác phối hợp. Trình bày lý luận về quản lý công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non cơng lập;...
Nghiên cứu này cũng đã phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến quản lý công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập.
Những nội dung lí luận được phân tích trong chương 1 này sẽ là cơ sở quan trọng để nghiên cứu thực hiện việc xây dựng các công cụ điều tra khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập ở chương 2 và chương 3.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CÔNG LẬP
HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NƠNG TRONG CHĂM SĨC GIÁO DỤC TRẺ NHÓM TUỔI NHÀ TRẺ.