9. Cấu trúc của luận văn
1.4. Quản lý công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm
dục mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trƣờng mầm non công lập.
1.4.1. Quản lý mục tiêu phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non công lập mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non công lập
Xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình: Hiệu trưởng chia sẻ trách nhiệm với gia đình để thúc đẩy và tạó điều kiện tối ưu cho việc CSGD trẻ; cha mẹ thường xuyên nắm bắt được tình hình ở trường, lớp của con trên cơ sở đó có biện pháp hỗ trợ con em phát huy các điểm tốt hoặc kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh, sửa chữa các điểm hạn chế trong việc hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách đứa trẻ; giáo viên có thêm hiểu biết về trẻ, nhất là trẻ có hồn cảnh khó khăn, từ đó có phương pháp CSGD phù hợp và có định hướng đúng để quan tâm, giúp đỡ từng trẻ trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Biết tiếp thu ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thông qua các kê thông tin đa chiều, giải quyết kiến nghị của cha mẹ trẻ, góp ý kiến với hoạt động của BĐD CMHS theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, Điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao của Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải báo cáo lên cấp trên xin chủ trương giải quyết.
1.4.2. Quản lý nội dung phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non công lập mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non công lập
Để công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình đạt hiệu quả tốt, Hiệu trưởng cần lập kế hoạch phối hợp với gia đình để thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, cùng với cha mẹ trẻ cần thống nhất mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Thơng báo rộng rãi nhằm mục tiêu, nội
dung chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non vào gia đình nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Tổ chức truyền thông về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc giáo dục trẻ; phổ biến chương trình và kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của gia đình cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan.
Thực hiện chế độ cơng khai tài chính theo quy định của Nhà nước; công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá trẻ định kỳ với cha mẹ trẻ
Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường. Quản lý CSVC, trang thiết bị của nhà trường và CSVC gia đình đóng góp.
1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non sở giáo dục mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non công lập
Hiệu trưởng chọn các hình thức tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hình thức phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ để có bỉện pháp chỉ đạo kịp thời.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm đảm bảo tính pháp lý đồng thời mang lại hiệu quả nhanh, thuận lợi cho cả nhà trường và gia đình.
Thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất mục tiêu về GDMN mà Luật giáo dục năm 2019 đã xác định theo phương châm
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân giám sát”. Trong các hoạt
động của nhà trường thơng qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho mọi công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm
tra, đóng góp những ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục “Thực sự
là của dân, do dân và vì dân”; tạo điều kiện thực hiện Điều lệ Ban đại diện
cha mẹ học sinh, hỗ trợ các hoạt động của cha mẹ học sinh thực hiện các nội dung đã được thống nhất trong cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm học.
1.4.4. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm và cơ sở giáo dục mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non công lập
Hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội như: Xác định nội dung, hình thức, phương pháp, phân công lực lượng, quy định các tiêu chuẩn đánh giá, tiến hành đánh giá, theo dõi kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, điều chỉnh hoạt động của GVCN lớp trong công tác phối hợp gỉữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội, quy định các tiêu chuẩn đánh giá, kiểm tra đột xuất và định kỳ ở mỗi học kỳ và cuối năm.
Công tác tổng kết đánh giá cũng là một nội dung của công tác quản lý sự phối hợp. Đây là hoạt động của Hiệu trưởng để xem xét lại kết quả quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ. Sự phối hợp tốt cũng có nghĩa là chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường cao hơn, ngược lại chất lượng chăm sóc giáo dục chưa cao thì một phần cũng do sự phối hợp này chưa tốt. Tổng kết, đánh giá, kịp thời khen thưởng và động viên của nhà trường giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và cha mẹ trẻ nhận thức tốt hơn về quan điểm chăm sóc giáo dục mới, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của gia đình mà trong Luật Giáo dục đã nêu.
1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ sự phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non công lập
Hiệu trưởng phải biết dựa vào các văn bản pháp quy: quyết định, quy chế, quy định... để yêu cầu mọi thành viên trong và ngoài nhà trường phải tn thủ theo mục đích quản lý của mình.
Xây dựng quy chế, quyết định, quy trình cơng tác phối hợp mang tính đặc thù riêng của nhà trường nhằm đảm bảo tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Mục đích và nội dung của những văn bản này là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các văn bản pháp luật của Nhà nước và các cơ quan quản lý cấp trên về công tác quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật cho sát họp với điều kiện thực tế của nhà trường, gắn trách nhiệm của mọi thành viên trong và ngồi nhà trường đối vớỉ cơng tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Xây dựng quy trình giao nhận, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng cơ sở vật chất - kỹ thuật. quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị tại cơ sở GDMN.
Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình là quản lý mục đích, cách thức sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất cho công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình một cách có hiệu quả nhất để hỗ trợ cho các hoạt động CSGD trẻ ở trường mầm non.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ các trƣờng mầm non công lập
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1.Sự chỉ đạo của cấp trên
Quản lý công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non đòi hỏi phải thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phịng GD&ĐT để đảm bảo tính pháp lý. Vì vậy, sự chỉ đạo của cấp trên qua văn bản, qua kiểm tra giám sát có vai trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non. Nếu các văn bản chỉ đạo được ban hành đầy đủ, sát với thực tiễn tại đơn vị thì nhà trường sẽ có đủ cơ sở để triển khai quản lý cơng tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình được đầy đủ, đúng theo yêu cầu đặt ra.
1.5.1.2.Tác động của các tổ chức xã hội ảnh hưởng tới công tác phối trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình
Các tổ chức xã hội có thể là các tổ chức từ thiện, nhà tài trợ, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Tác động của các tổ chức xã hội này vừa có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho việc quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình thơng qua việc tài trợ vật chất, tinh thần, cung cấp thông tin, kinh nghiệm, phương thức quản lý, vừa là điều kiện thách thức kích thích sự cạnh tranh phát triển của công tác phối hợp trong xã hội bùng nổ về công nghệ thông tin, hội nhập và giao lưu văn hóa.
1.5.1.3.Điều kiện kinh tế gia đình cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới quản lý cơng tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Đời sống kinh tế gia đình khá hơn trước đã có tác động tích cực đến việc chăm sóc giáo dục trẻ ở gia đình cũng như phối hợp với nhà trường để chăm sóc giáo dục trẻ. Có điều kiện kinh tế gia đình có thể hỗ trợ nhà trường về vật chất giúp nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Nếu điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ phải lo làm ăn, lo cơm áo gạo tiền ít có thời gian dành cho con cái, ít quan tâm đến các hoạt động của con ở trường lớp. Vì thế sẽ ảnh hưởng đến cơng tác phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
1.5.1.4. Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất
Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học là một trong những điều kiện bảo đảm chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đóng vai trị hỗ trợ tích cực cho q trình CSGD trẻ. Nếu như nhà trường khơng đảm bảo về cơ sở vật chất (sân trường nhỏ hẹp, thiếu đồ dùng dạy học, ĐDĐC...) thì việc triển khai các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ sẽ khó khăn, khơng hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu thiếu tài chính và cơ sở vật chất thì các hoạt động CSGD trẻ ngồi giờ lên lớp, ngoại khóa cũng khơng thể tổ chức một cách đầy đủ và chất lượng.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
1.5.2.1.Về trình độ năng lực chun mơn của đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay. Chất lượng giáo viên đang tồn tại nhiều điểm bất cập như: chậm đổi mới phương pháp CSGD trẻ, cập nhật thơng tin cịn chậm, chưa đầu tư cho việc tự bồi dựỡng, nâng cao trình độ chun mơn cũng như nghiệp vụ sư phạm.
1.5.2.2. Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lí nhà trường
Những phẩm chất và năng lực quản lý của Hiệu trưởng: Thực tế một số Hiệu trưởng các trường mầm non chưa đi đầu trong lĩnh vực CSGD của nhà trường, chậm đổi mới, chưa mạnh dạn trong công tác tham mưu cũng như huy động mọi nguồn lực hỗ trợ từ cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội. Vì vậy, muốn quản lý tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc CSGD trẻ, Hiệu trưởng phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của nhà trường; phải năng động, sáng tạo và mạnh dạn đổi mới trong công tác quản lý chuyên môn, điều hành nhà trường; phải,mạnh dạn trong công tác tham mưu và huy động các nguồn lực từ cha mẹ và cộng đồng.
Tiểu kết chƣơng 1
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ tống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội cho trẻ, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chúc năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng; hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp tiếp theo và học tập suốt đời.
Phối hợp giữa nhà trường và gia đình có vai trị và tác động vơ cùng quan trọng trong suốt q trình CSGD trẻ. Gia đình là nơi trẻ sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Giáo dục con cái trong gia đình là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha làm mẹ. Nó được xác định: trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay như: Luật hơn nhân và gia đình, Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em...
Sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình tác động trực tiếp đến trẻ, có ý nghĩa tiếp thu, sàng lọc, điều chỉnh, định hướng, đánh giá kịp thời nhận thức và hành vi của mỗi con người. Dựa vào tiếp cận chính là tiếp cận q trình kết hợp với tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu này đã xác định được các nội dung quản lý công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non cơng lập như sau:
Đề tài trình bày một số khái niệm về quản lý, quản lý trường mầm non và quản lý cơng tác phối hợp. Trình bày lý luận về quản lý cơng tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập;...
Nghiên cứu này cũng đã phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến quản lý công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non cơng lập.
Những nội dung lí luận được phân tích trong chương 1 này sẽ là cơ sở quan trọng để nghiên cứu thực hiện việc xây dựng các công cụ điều tra khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập ở chương 2 và chương 3.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CƠNG LẬP
HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NƠNG TRONG CHĂM SĨC GIÁO DỤC TRẺ NHÓM TUỔI NHÀ TRẺ.
2.1. Khái quát về q trình nghiên cứu thực trạng
2.1.1. Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát thực trạng là nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình, cũng như thực trạng quản lý cơng tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình tại các trường mầm non cơng lập trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Từ kết quả khảo sát xác định các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong CSGD trẻ tại các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.
2.1.2. Nội dung khảo sát