9. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng năng lực phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo
sở giáo dục mầm non cơng lập trong chăm sóc giáo dục trẻ cho giáo viên và các bậc phụ huynh.
3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm đảm bảo và tăng cường công tác phối hợp, khắc phục những tồn tại về nhân lực mà qua khảo sát đã thể hiện. Nguồn lực con người là điều kiện tiên quyết để thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình đã đề ra, phảị xây dựng đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có kiến thức và năng lực thực hiện một cách tốt nhất những nhiệm vụ mà lãnh đạo nhà trường phân công.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng các trường mầm non ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường trong chăm sóc giáo dục trẻ mà lực lượng nòng cốt là Ban giám hiệu nhà trường, Ban đại diện CMHS và GVCN.
Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là việc làm cần thiết và thường xuyên, nhằm giúp họ có những kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật ứng xử, tuyên truyền vận động, từ đó thu hút được sự tham gia phổi hợp của cha mẹ học sinh vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của lớp và kế hoạch nhà trường đã phê duyệt. Hiệu trưởng là người thường xuyên nhắc nhở và động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ phối hợp, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người giáo viên mầm non.
Để làm tốt nội dung này, Hiệu trưởng cần thực hiện tốt những vấn đề sau: Nên có chế độ đãi ngộ để giáo viên an tâm công tác và cống hiến cho nhà trường, nếu chế độ cho giáo viên không đảm bảo sẽ dẫn đến đội ngũ giáo viên không ổn định, không yên tâm công tác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường và cơng tác phối hợp với chăm sóc giáo dục dẫn đến sự hoài nghi và giảm sự tin tưởng đối với nhà trường.
Lựa chọn giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm để thực hiện cơng tác phối hợp với cha mẹ trẻ.
Bổ sung kịp thời những giáo viên có năng lực phối hợp tốt vào Ban chỉ đạo, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình. Vì Ban chỉ đạo có vai trị quyết định trong các phong trào, thu hút, và thúc đẩy các thành viên tham gia, vì vậy đây là nội dung cần thiết.
Bồi dưỡng kiến thức tâm lý và kỹ năng ứng xử cho giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học các lớp bồỉ dưỡng nâng cao về quản lý, nghiệp vụ sư phạm...để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác phối hợp.
Tổ chức các buổi chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên với nhau, tự khẳng định mình, khẳng định vị trí vai trị của GVMN vừa là cơ giáo, vừa là mẹ hiền đã được xác lập, được xã hội tin cậy. Tạo điều kiện để cha mẹ trẻ đến tận nơi quan sát hoạt động của GVMN mới thấy hết được sự tâm huyết với nghề, tình thương yêu, trách nhiệm cao của các cô giáo đối với trẻ. Bên cạnh đó đội ngũ GVMN của nhà trường ln phải cầu tiến, chịu khó học hỏi để khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn và thi đua rèn luyện nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề. Cô giáo mầm non trên thực tế đã hy sinh rất nhiều về bản thân, dành hết thời gian, tâm sức cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường. Gíáo viên nhà trường cũng là những người đi đầu trong phong trào đổi mới phương pháp.
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
Để làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non giữa nhà trường và gia đình cho giáo viên, Hiệu trưởng cần:
Đánh giá đúng thực trạng năng lực, cá tính, phẩm chất, hồn cảnh gia đình của giáo viên để có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị.
Mỗi năm, Hiệu trưởng nhà trường cần cân đối ngân sách, kêu gọi sự ủng hộ về CSVC trong nhà trường nhằm phục vụ tốt cho cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non trong giai đoạn hiện nay.
3.2.4.4. Lưu ý khi thực hiện
Đẻ làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực phối họp trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non giữa nhà trường và gia đình cho giáo viên, Hiệu trưởng cần:
Đánh giá đúng thực trạng năng lực, cá tính, phẩm chất, hồn cảnh gia đình của giáo viên để có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị.
Hằng năm, Hiệu trưởng nhà trường phải cân đối ngân sách, kêu gọi sự ủng hộ và đầu tư về CSVC, nhằm phục vụ tốt cho cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN trong giai đoạn hiện nay.