9. Cấu trúc của luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý cơng tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non trên địa bàn huyện ĐắK R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông được thể hiện tại Bảng 3.1 và Bảng 3.2:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ hợp lý của các biện pháp
TT Biện pháp Mức độ cần thiết ĐTB Thứ bậc Rất HL HL ít HL Khơng HL 1 Biện pháp 1 111 37 10 3,64 1 2 Biện pháp 2 99 48 111 3,56 3 3 Biện pháp 3 95 47 16 3,5 5 4 Biện pháp 4 102 41 15 3,55 4 5 Biện pháp 5 108 39 11 3,61 2 Tổng 3,57
Theo kết quả khảo sát ghi nhận trong Bảng 3.1 thì tất cả 05 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ “Rất hợp lý”. Tất cả các biên pháp đều nhận được sự đồng thuận của CBQL, giáo viên với ĐTB chung = 3,57, điểm trung
bình từng biện pháp dao động từ 3,5< Điểm TB < 3,64 và khơng có ý kiến nào đánh giá là “Không hợp lý”. Trong số các điểm trung bình của các biện pháp, điểm trung bình thấp nhất là 3,5 (biện pháp 3) và điểm trung bình cao nhất là 3,64 điểm (biện pháp 1).
Biện pháp có tỉ lệ người đánh giá cao nhất về tính hợp lý là biện pháp với ĐTB=3,64 điểm, xếp hạng 1. Điều này có nghĩa là việc “Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, CMHS về công tác phối hợp trong CSGD trẻ giữa nhà trường và gia đình tại các trướng mầm non” là một trong những yếu tố
quan trọng trong việc quản lý cơng tác phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non của Hiệu trưởng đạt hiệu quả. Đồng thời đẩy mạnh chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. Nhìn trên kết quả bảng khảo sát ta thấy biện pháp 3 có 16 khách thể đánh giá là “ít hợp lý” (chiếm tỷ lệ: 10%), điều đó cho thấy rằng xuất phát từ vị trí cơng tác, từ nhận thức chưa đầy đủ của từng đối tượng khảo nghiệm nên một số CBQL, giáo viên, CMHS vẫn cịn băn khoăn, e ngại. Song chúng tơi cho rằng, nếu làm tốt công tác nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cũng như tầm quan trọng của công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ thì sẽ giải quyết được những băn khoăn lo ngại của CBQL, giáo viên và CMHS.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
TT Biện pháp Mức độ khả thi ĐTB Thứ bậc Rất KT Khả thi ít khả thi Khơng KT 1 Biện pháp 1 105 48 4 3,62 1 2 Biện pháp 2 91 51 16 3,47 5 3 Biện pháp 3 95 45 18 3,49 4 4 Biện pháp 4 99 49 10 3,56 3 5 Biện pháp 5 101 46 11 3,57 2 Tổng 3,54
Đối chiếu với kết quả đánh giá về mức độ cần thiết, thì kết quả đánh giá về tính khả thi của 05 biện pháp quản lý được đề xuất là thấp hơn. Với ĐTB chung về tính khả thi của 05 biện pháp là 3,54 điểm, thấp hơn điểm trung bình chung về tính cần thiết 3,57 điểm). Tuy nhiên, cả 05 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ “Rất khả thi” mức độ đánh giá tính khả thi giữa các biện pháp có sự tương đồng với mức độ đánh giá tính cần thiết của các biện pháp. Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, CMHS về
công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình tại các trướng mầm non” vẫn được đánh giá có tính khả thi cao nhất (3,62 điểm) và biện pháp có tính khả thi thấp nhất so với các biện pháp được đề xuất là biện pháp 2 “Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch giữa nhà trường và
gia đình trong phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ ” (3, 47 điểm). Điều đó cho
thấy để triển khai thực hiện biện pháp này trên thực tế sẽ gặp khơng ít khó khăn và trở ngại nhất định.
Mặc dù đánh giá về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp tuy có chênh nhau về thứ bậc ở một vài biện pháp nhưng hầu hết các ý kiến đều cho rằng 05 biện pháp đề xuất trong tổ chức thực hiện là rất khả thi để triển khai, hồn tồn đều có thể áp dụng trong điều kiện thực tế hiện nay tại các trường mầm non trên địa bàn huyện ĐắK R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông và phù hợp với đại bộ phận các lực lượng tham gia vào công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ.
Như vậy, một số biện pháp quản lý công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình mà đề tài đưa ra bước đầu được đánh giá là “Rất hợp lý” và tính khả thi là “Rất khả thi”. Điều đó chúng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đưa ra đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn và phù hợp với thực tế hiện nay của các trường mầm non. CBQL, đứng đầu là Hiệu trưởng cần có sự chủ động, vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo; áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị để chỉ đạo và phối hợp tốt các lực lượng giáo dục tham gia vào q trình chăm sóc giáo dục trẻ
đạt hiệu quả ngày càng cao. Vì mỗi biện pháp sẽ ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ từng biện pháp. Điều đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình, đáp ứng mục tiêu giáo dục của các nhà trường, của địa phương và của ngành.
Tiểu kết chƣơng 3
Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình là một trong những thành tố của quản lý trường học mà người quản lý phải làm, nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản lý cơng tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non giữa nhà trường và gia đình là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Như vậy, các nhà trường cần phải tiếp tục đổi mới, thực hiện nhiều biện pháp nhằm thể chế hóa nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng công tác phối hợp.
Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non giữa nhà trường và gia đình, chúng tơi đã đề xuất 05 biện pháp nhằm làm tốt hơn công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, đó là các biện pháp:
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, CMHS về công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non công lập
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ một cách cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
Biện pháp 3: Chỉ đạo kịp thời thực hiện việc phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn.
Biện pháp 4: Bồi dưỡng năng lực phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non cơng lập trong chăm sóc giáo dục trẻ cho giáo viên và các bậc phụ huynh.
Biện pháp 5: Tăng cường công tác, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non cơng lập trong chăm sóc giáo dục trẻ nhóm tuổi nhà trẻ.
Kết quả khảo nghiệm và áp dụng cho thấy các biện pháp quản lý công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non giữa nhà trường và gia đình tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng đều có tính hợp lý và tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn GDMN tại Tỉnh Đắk Nông. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN và nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ