9. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Hình thức phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non trong
trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non công lập
Công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ các trường mầm non công lập đã được nêu rõ tại khoản 1 Điều 36, Điều lệ trường mầm non được ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/BGDĐT: “Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm bảo đảm sự đồng thuận trong nhận thức cũng như trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đa dạng nguồn lực xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm môi trường giáo dục tốt nhất cho mỗi trẻ em. Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội bảo đảm nguyên tắc chủ động, cộng đồng trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, hợp tác, chia sẻ” [20].
Thông qua các hoạt động của nhà trường hoặc tại bảng thông báo của mỗi nhóm/lớp về các thơng tin của nhà trường như: thơng báo nghỉ học, thơng báo đóng tỉền học phí, thơng báo về tình hình dịch bệnh, thơng báo về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ..., Ưu điểm: Thông báo được đặt ở những nơi thuận tiện cha mẹ dễ đọc, lưu lại được minh chứng; nhược điểm: không phải cha mẹ nào cũng đọc vì có những trường hợp nhờ người nhà lớn tuổi đưa đón trẻ hoặc cha mẹ thả con ngồi cổng trường...
Trao đổi thường xun, hàng ngày với gia đình thơng qua giờ đón, trả trẻ: đây là hình thức phổ biến, thường xuyên diễn ra hàng ngày giữa giáo viên với cha mẹ. Ưu điểm; thông tin được truyền đi nhanh, cập nhật kịp thời, tạo được sự gần gũi, giữa giáo viên với gia đình trẻ. Song thời gian bị hạn chế do vào thời điểm đón, trả trẻ giáo viên không thể trao đổi quá lâu với cha mẹ vì họ cịn phải quán xuyến, để mắt tới các trẻ khác trong lớp, khơng có minh chứng để làm cơ sở pháp lý.
Thông qua các buổi họp CMHS đầu năm, giữa năm và cuối năm: để thông báo cho gia đình những cơng việc trong năm cũng như thảo luận về các hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình hoặc kết họp phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ. Ưu điểm: Chuyển tải thồng tin đến được nhiều cha mẹ, có sổ biên bản để làm minh chứng. Nhược điểm: Sự tham gia của cha mẹ đôi lúc không đầy đủ, có những thơng tin cần trao đổi riêng với một hoặc một nhóm cha mẹ cịn bất tiện.
Sử dụng sổ liên lạc: sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình là biện pháp hữu hiệu, là phương tiện trao đổi thông tin 2 chiều giữa nhà trường và gia đình. Ưu điểm: giáo viên và cha mẹ trẻ có thể trao đổi về tình hình của trẻ ở lớp cũng như ở nhà. Nhược điểm: Chưa kịp thời, chưa thể hiện hết ý khi nhận xét, nhiều cha mẹ chỉ ký xác nhận nhưng không tham gia ý kiến.
Mạng điện tử: Là một hình thức giới thiệu về trường (thông tin, hoạt động của nhà trường, của trẻ ở các lớp cũng như những hoạt động phối hợp hỗ trợ của gia đình) qua những bài viết, nhửng videoclip trên trang web của trường. Thông qua mạng điện tử cha mẹ cũng tham gia trao đổi những ý kiến phản hồi, đóng góp xây dựng của mình cho nhà trường. Ưu điểm: thơng tin nhanh, hiện đại, ít tốn kém song có thể đo điều kiện về kinh tế hay hạn chế về cách sử dụng hoặc đơn giản là chưa có thói quen sử dụng mạng điện tử nên tính đại trà của hình thức này chưa cao.
Tổ chức lễ hội cho trẻ: Là hình thức cha mẹ đóng góp thời gian, cơng sức, sáng kiến để cùng giáo viên, nhà trường tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt
động, lễ hội lớn trong trường như: Khai giảng, tết nguyên đán, 20/11, 8/3, tết thiếu nhi...Ưu điểm: qua tổ chức lễ hội cha mẹ hiểu thêm về công việc của nhà trường từ đó thay đổi nhận thức về cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhược điểm: Chỉ một số ít cha mẹ nằm trong BĐD CMHS, một số cha mẹ có thời gian rảnh mới tham gia được cùng với nhà trường.
Hịm thư góp ý: là hình thức cha mẹ vì lý do tế nhị không tiện trao đổi trực tiếp nên viết ý kiến góp ý cho nhà trường, cho giáo viên gửi đến BGH nhà trường bằng cách gửi vào hịm thư của nhà trường. Hình thức này thường ít được sử dụng.
Mời cha mẹ đến trường: Đây là hình thức giáo viên sử đụng khi muốn cha mẹ trẻ cùng tham gia vào một hoạt động nào đó có liên quan và cần có sự hỗ trợ của cha mẹ để đạt hiệu quả tốt hơn. Hoặc trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ đối với những trẻ đặc biệt giáo viên cũng có thể mời cha mẹ đến lớp làm việc vào một thời gian thích hợp do các hình thức khác khơng đủ thời gian để trao đổi. Nhược điểm: chỉ một hoặc một nhóm cha mẹ được tham gia.