9. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc
việc phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non công lập trong chăm sóc giáo dục trẻ nhóm tuổi nhà trẻ.
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Trong công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình là khâu rất quan trọng giúp cho người quản lý nắm bắt được một cách chính xác những thơng tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm bắt được diễn biến cơng việc trong tổ chức, từ đó có những chỉ đạo kịp thời và hợp lý. Qua phân tích thực trạng cho thấy, cơng tác kiểm tra, đánh giá các trường thực hiện cịn hạn chế. Vì vậy CBQL cần tăng cường kiểm tra ngay từ bước xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình của GVCN cho đến việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp để kịp thời uốn nắn và động viên.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Kiểm tra là một chức năng quan trọng của người quản lý nhằm thu thập thông tin về việc thực hiện các quyết định của mình, từ đó nhà quản lý biết được việc đang thực hiện khó khăn chỗ nào, thiếu phương tiện và điều kiện gì để hỗ trợ hoặc điều chỉnh cách chỉ đạo kịp thời, giúp đạt hiệu quả cao trong quản lý.
Đây là biện pháp có tác dụng thúc đẩy hoạt động quản lý giáo dục chăm sóc cho trẻ của nhà trường đạt hiệu quả. Biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ được tiến hành thường xun, kịp thời khen thưởng cá nhân có thành tích trong chăm sóc giáo dục cho trẻ, kỷ luật nghiêm minh những cá nhân vi phạm phải được tiến hành thường xuyên, đan xen với các biện pháp khác trong quá trình quản lý và địi hỏi sự nhiệt tình, trách nhiệm cao của các chủ thể quản lý trong quá trình quản lý việc thực hiện nhiệm vụ, nội dung chăm sóc giáo dục cho trẻ. Các hoạt động kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện nghiêm túc, đúng đắn, công bằng, tôn trọng danh dự và nguyện vọng của giáo viên. Ban giám hiệu nhà trường phải vận dụng linh
hoạt các nguyên tắc, đảm bảo tính Đảng và tính pháp chế của Nhà nước, cơng khai, dân chủ trong thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc giáo dục; tổ chức thực hiện đúng quy định pháp luật và các văn bản pháp quy về cơng tác thanh, kiểm tra nói chung và kiểm tra nội bộ nói riêng được tập thể đồng tình ủng hộ.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
Để quản lý cơng tảc phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non giữa nhà trường và gia đình đạt hiệu quả, người Hiệu trưởng cần chú ý kiểm tra tồn bộ q trình từ khâu xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đến triển khai thực hiện. Cơng tác kiểm tra phải có kế hoạch cụ thể: đinh kỳ, thường xuyên, đột xuất. Kiểm tra qua hồ sơ sổ sách của GVCN, qua hoạt động thực tiễn và qua sự phản ánh của cha mẹ học sinh.
Khác với hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trên lớp, cơng tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình đa dạng và phong phú, khơng có chuẩn chung nên để kiểm tra công tác này mà chỉ dựa vào kế hoạch thống nhất chung của toàn trường từ đầu năm học. Việc kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình có thể thực hiện từ trên xuống: Hiệu trưởng kiểm tra qua kết quả đánh giá của tổ, tổ kiểm tra, đánh giá thông qua từng thành viên của tổ theo từng mục tiêu, giai đoạn cụ thể.
Để có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường và gia đình nhằm thúc đẩy cơng tác phối hợp mang lại hiệu quả cao nhất nhà trường phải triển khai một số công việc cụ thể như:
Sơ kết, tổng kết để đánh giá về hiệu quả công tác phối hợp để tìm ra những nguyên nhân thành cơng, ngun nhân hạn chế và có biện pháp điều chỉnh các sai lệch trong q trình phối hợp.
Có biện pháp động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, bộ phận thực hiện tốt công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình.
trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình.
Xây dựng và thống nhất kế hoạch về mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả công tác phối hợp trong CSGD trẻ giữa nhà trường và gia đình trong tập thể hội đồng sư phạm.
Tổ chức triển khai nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá cơng tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình cho tồn thể đội ngũ GV thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên mơn hay chun đề; đến tồn thể cha mẹ trẻ qua buổi họp CMHS ...
Xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả cơng tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình: GV chủ nhiệm, các lực lượng giáo dục trong nhà trường.
Thường xuyên theo dõi, giám sát, hướng dẫn giúp đỡ và yêu cầu các cá nhân có trách nhiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả công tác phối hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình báo cáo từng tháng, cuối học kì, cuối năm.
Hiệu trưởng chủ động thu thập, tổng hợp thơng tin, phân tích kết qủa kiểm tra, giám sát cơng tác phối hợp từ đó có sự đánh giá sơ bộ hiệu quả của sự phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trẻ ở từng thời đỉểm và cuối mỗi giai đoạn thựe hiện.
Thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá công tác phối họp đến GV và CM trẻ kịp thời để điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho quy trình phối hợp tiếp theo.
3.2.5.4. Lưu ý khi thực hiện
Người quản lý phải nắm chắc các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của Ngành về công tác kiểm tra, đánh giá, xác định rõ vai trò của nhà trường trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động này. Kiểm tra, đánh giá phải thực chất, khơng chạy theo thành tích, phải đúng người, đúng việc, phải lựa chọn, cân nhắe chính xác.
mục đích của kiểm tra, đánh giá cơng tác phơi hợp là đê giúp họ thực hiện phối hợp hiệu quả chứ không phải nặng về đánh giá, xếp loại.
Kết quả của việc kiểm tra, đánh giá nếu có đưa vào thi đua thì phải đảm bảo cơng bằng, rõ ràng, có tính khích lệ là chính để tránh gây áp lực quá lớn đối với những người thực hiện dẫn đến sự đối phó, hình thức và thành tích khi thực hiện.