6. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2011 – 2012 2013
2013
Bảng 2.8 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011 – 2012 – 2013
ĐVT: Ngàn đồng
Chi tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2012/2011 2013/2012 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
1.Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh
1.785.498.245 1.529.071.744 1.728.145.431 -256.426.501 -14,4 199.073.687 13
2.Tổng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh
1.428.398.596 1.330.292.417 1.468.923.616 -98.106.179 -6,9 138.631.199 10
3.Lợi nhận trước thuế
357.099.649 198.779.327 259.221.815 -158.320.322 -44,3 60.442.488 30
4.Lợi nhuận sau thuế
257.111.747 143.121.115 186.639.707 -113.990.632 -44,3 43.518.591 30
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011 – 2012 -2013
Dựa vào bảng và biểu đồ tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên của Công ty ta thấy được sự biến động về doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2011 – 2012 – 2013.
+ So sánh năm 2012/2011 ta thấy: Tổng doanh thu từ hoạt động SXKD giảm 256.426.501 ngàn đồng, tương ứng tổng chi phí cũng giảm 98.106.179 ngàn đồng. Tuy nhiên để đánh giá triển vọng SXKD tốt hay xấu chúng ta cần phải so sánh tốc độ tăng của tổng doanh thu so với tốc độ tăng của tổng chi phí. Các số liệu của bảng cho ta thấy tốc độ tăng của tổng doanh thu là -14.4%, chi phí là -6.9%. Doanh thu giảm nhiều, chi phí giảm ít đã làm cho lợi nhuận công ty giảm đáng kể trong năm 2012, giảm tới 44.3%. Năm 2012 là năm nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, tình trạng lạm phát tăng cao, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thêm vào đó là các công trình dở dang còn nhiều vì vậy lợi nhuận trong năm giảm nhiều so với các năm trước.
+ So sánh năm 2013/2012 ta thấy: Tổng doanh thu tăng 199.073.687 ngàn đồng, nguyên nhân làm tăng tổng doanh thu là do nhiều công trình, hạng mục công trình lớn
đang dở dang năm 2012 được hoàn thành, thêm vào đó nhờ việc mở rộng quy mô sản xuất, Công ty cũng có thêm nhiều công trình mới được khởi công xây dựng. Điều này chứng tỏ hiệu quả của 1 đồng vốn đầu tư đã tăng lên. Cùng với việc tăng doanh thu thì chi phí không ngừng tăng lên, trong năm 2013 tổng chi phí tăng 138.631.199 ngàn đồng. Nhìn chung tổng doanh thu và tổng chi phí trong năm 2013 tăng cao hơn so với năm 2012 nhưng doanh thu tăng nhiều hơn chi phí do vậy lợi nhuận năm 2013 đã cải thiện đáng kể (tăng 30%) so với năm 2012. Như vậy, lợi nhuận năm 2013 có xu hướng tăng lên, nhưng vẫn thấp hơn so với lợi nhuận là 257.111.747 ngàn đồng của năm 2011.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét chung
Trong công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty đã xây dựng cho mình một cơ ngơi khang trang và có chỗ đứng đáng chú ý trên thị trường xây dựng. Để phù hợp với quy mô như vậy Công ty không ngừng cải thiện và đầu tư mới máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất. Hiện tại Công ty đã sở hữu trên 350 máy móc, thiết bị hiện đại và tài sản có giá trị lớn, đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu SXKD của mình. Bên cạnh đó Công ty đã đưa ra những ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mang lại cho những thành quả nhất định, tạo nên bước tiến mới, hòa nhập vào xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo có chuyên môn vững vàng có kinh nghiệm quản lý và đặc biệt có tinh thần trách nhiệm cao, kết hợp với đội ngũ công nhân lành nghề đã tạo nên một khối thống nhất đoàn kết hiệu quả trong toàn Công ty. Sự thống nhất này đã làm cho mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý với bộ phận sản xuất, giữa lãnh đạo và công nhân viên có mối liên quan mật thiết, giúp cho công tác quản lý tốt hơn.
Nhìn tổng thể Công ty có một cơ cấu tổ chức các ban, ngành, phòng ban và cơ cấu tổ chức trong các phòng là khá chặt chẽ, hợp lý. Các nhân viên trong phòng được phân công công việc cụ thể nên có sự chuyên môn hóa cao và áp lực công việc giảm bớt. Công ty kinh doanh đa ngành nghề nên sự phát triển của ngành nghề sẽ là động lực và đòn bẩy để phát triển ngành nghề khác liên quan đến việc hỗ trợ vốn cũng như nguồn lực.
Vì là Công ty xây dựng trong một năm có thể nhận thầu nhiều công trình lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Nên Công ty không thể chủ động một cách tuyệt đối các khoản vốn đầu tư. Tuy vốn đầu tư của Công ty là không nhỏ nhưng nó cũng không thể trang trải hoàn toàn các khoản chi phí. Bởi vậy vay ngân hàng và các tổ chức là giải pháp tối ưu của Công ty, các khoản nợ thường là dài hạn với tình hình hiện nay
mức lạm phát tăng cao nên lãi xuất là một vấn đề đáng lo ngại. Điều này làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút.
3.2 Một số thuận lợi
- Đội ngũ nhân viên trong phòng kế toán đều là những người trẻ, có trình độ, năng lực và có trách nhiệm đối với các phần hành công việc được giao.
- Tổ chức bộ máy Công ty được xây dựng trên mô hình tập trung phù hợp. Bộ máy kế toán các Xí nghiệp, Công ty, các phòng ban phối hợp chặt chẽ với nhau, quy trình làm việc khoa học đảm bảo công tác hạch toán nói chung, hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nói riêng được tiến hành thuận lợi và có độ chính xác cao.
- Công ty luôn thực hiện đúng các chế độ chính sách, chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Hệ thống sổ và tài khoản kế toán Công ty đã được xây dựng theo mẫu biểu ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của BTC.
+ Về chứng từ: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành trong Công ty đều được phản ánh lên các chứng từ hoặc có các chứng từ để phản ánh. Các chứng từ này đều được lập và số liệu phản ánh lên đúng theo quy định của Bộ tài chính.
+ Về sổ sách: Hiện nay phòng kế toán đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ cho việc hạch toán kế toán, đây là một hình thức phù hợp với thực tiễn của Công ty. Áp dụng hình thức này, phòng kế toán đã tiến hành mở các sổ phù hợp đúng chế độ kế toán và có sự thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của Công ty để phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Ngoài ra Công ty còn xây dựng hệ thống báo cáo phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của mình, đáp ứng tốt yêu cầu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Công ty sử dụng phần mềm kế toán: EFFECT – ERP điều đó vừa đảm bảo chính xác vừa đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin kế toán tài chính, đặc biệt quản lý số liệu bằng máy tính đơn giản, giúp nhân viên kế toán giảm bớt được công việc phải làm, để một nhân viên có thể đảm nhận nhiều phần hành kế toán khác nhau trong cùng một lúc. Đồng thời tạo sự đồng bộ thống nhất trong công việc.
- Kế toán đã chú ý phân loại chi phí ngay từ đầu theo niên độ kế toán và phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty, bao gồm 6 khoản mục chi phí đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý hạch toán chi phí. Điều này giúp cho việc hạch toán chi phí diễn ra rõ ràng từ các số liệu đến các khoản mục.
- Do đặc điểm sản xuất của Công ty, nguyên vật liệu chính để sản xuất đều có giá trị cao. Do vậy Công ty đã xây dựng các định mức tiêu hao nguyên liệu chính dựa trên thực tế thi công và việc quản lý nguyên vật liệu hoàn toàn căn cứ trên tình hình thực tế thi công, quản lý một cách chặt chẽ khi mua vào, xuất dùng cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao.
- Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty phù hợp với các yêu cầu quản lý kinh tế tài chính và phù hợp với loại hình sản xuất của Công ty. Đồng thời còn là biện pháp để kích thích tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm.
- Về phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp vì việc nhập, xuất nguyên liệu, công cụ dụng cụ diễn ra thường xuyên, liên tục đòi hỏi việc cung cấp và thu nhập thông tin sản xuất kinh doanh phải thường xuyên và theo sát tiến độ làm việc.
- Kế toán chọn định kỳ tính giá thành của Công ty là một năm, đây cũng là một ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hạng mục công trình. Sau một năm chi phí sản xuất của Công ty được tập hợp một lần để tính giá thành, điều đó cũng có nghĩa là sau một năm bộ phận quản lý của Công ty được biết các thông tin về sản xuất, từ đó tiến hành phân tích việc sử dụng chi phí hợp lý chưa, đã đảm bảo yêu cầu tiết kiệm chi phí chưa… để đề ra các quyết định quản lý đúng đắn.
3.3 Những khó khăn và tồn đọng.
Qua thời gian thực tập tại phòng Kế toán tài vụ, em nhận thấy về cơ bản công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được tổ chức và hợp lý đảm bảo số liệu cung cấp chính xác, rõ ràng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bên cạnh đó riêng với các công tác hạch toán chi phí sản xuất của Công ty vẫn còn một số mặt hạn chế, nếu khắc phục được sẽ giúp cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành thuận lợi hơn và chính xác hơn.
- Hầu hết mọi công việc kế toán trong toàn Công ty (Xí nghiệp lẫn Công ty tổng)
đều do bộ phận kế toán Công ty tổng giải quyết nên khối lượng công việc tập trung tương đối lớn mặc dù đây là một quy định đúng quy tắc. Điều này làm phân tán tinh thần làm việc. Ví dụ: Kế toán lương đang tập trung làm báo cáo cuối tháng, cuối năm thì có nhân viên tới xin ứng lương trong một ngày có hơn 10 lần như thế thì việc tập trung làm việc là rất khó dễ dẫn đến sai lệch trong việc hạch toán.
- Việc sử dụng phần mềm kế toán tuy nó giúp cho khối lượng công việc giảm xuống song một trong những khó khăn lớn nhất khi ứng dụng phần mềm ECFFEC – ERP là sự khác biệt giữa phương pháp hạch toán kế toán trong hệ thống phần mềm và các phương pháp tổ chức hạch toán kế toán truyền thống của doanh nghiệp phải chính sửa nhưng để thực hiện được điều đó phải cần có chuyên gia.
- Quản lý nguyên vật liệu chưa chặt chẽ làm xảy ra tình trạng hao phí nguyên vật liệu trong quá trình thi công do những người thiếu trách nhiệm bớt xén nguyên nhiên liệu để bán trên quãng đường vận chuyển. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và giá thành của Công ty.
-Đối với công cụ dụng cụ, Công ty áp dụng phương pháp phân bổ một lần là không hợp lý. Nếu giá trị dụng cụ thay thế kỳ này cao mà phân bổ hết thì chi phí trong kỳ sẽ lớn làm giá thành tăng lên và ngược lại, kỳ sau không có hoặc có ít thì chi phí lại ít và giá thành sẽ hạ. Điều này làm cho việc tập hợp chi phí cho công trình qua các kỳ không chính xác.
- Việc trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng thuận lợi cho Công ty vì số lượng TSCĐ của Công ty rất lớn. Nhưng phương pháp này làm cho khả năng thu hồi vốn chậm, đôi khi không phản ánh đúng đắn mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ của doanh nghiệp nhất là hao mòn vô hình.
- Về sổ sách kế toán: Vì hàng năm Công ty có số lượng công trình phát sinh lớn đồng nghĩa với việc phát sinh thêm nhiều bộ sổ theo dõi. Bởi vậy Công ty áp dụng phương pháp dùng sổ cái tài khoản cấp 1 cung cấp số liệu cả năm việc này gây khó khăn cho việc đối chiếu với từng quý.
- Việc hạch toán chung khoản mục chi phí sản xuất chung và quản lý doanh nghiệp ở Công ty con tạo ra một số giá trị không rõ ràng. Điều đó làm cho việc hạch toán và phân bổ chi phí không được chính xác.
3.4 Một số giải pháp
Qua thời gian thực tập tại phòng Kế toán tài vụ, em nhận thấy về cơ bản công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được tổ chức và hợp lý đảm bảo số liệu cung cấp chính xác, rõ ràng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bên cạnh đó riêng với các công tác hạch toán chi phí sản xuất của Công ty vẫn còn một số mặt hạn chế, nếu khắc phục được sẽ giúp cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành thuận lợi hơn và chính xác hơn. Dưới đây là một vài biện pháp mà em nêu ra nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho Công ty TNHH TMDV Việt Đặng.
3.4.1 Giải pháp 1: Tổng quan về phòng kế toán
Khối lượng công việc cho phòng kế toán Công ty quá nhiều vì vậy cần giảm bớt khối lượng công việc bằng cách cho bộ phận kế toán Xí nghiệp một số quyền hạn nhất định. Như cho ứng lương hay chuyển trả các khoản phụ cấp cho công nhân viên theo đúng quy định.
3.4.2 Giải pháp 2: Về các chi phí và các vấn đề quản lý nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu sử dụng tại Công ty rất nhiều loại. Khi cần nguyên vật liệu cho sản xuất bộ phận có nhu cầu nhận vật liệu trực tiếp tại kho, thủ kho và bộ phận có nhu cầu vật liệu đều mở sổ chi tiết để theo dõi nhập – xuất. Cuối tháng, bộ phận có nhu cầu vật tư chuyển sổ chi tiết nhận vật tư cho kế toán lập phiếu xuất kho. Để giảm bớt khối lượng ghi chép tại kho cũng như tại phòng kế toán và để cho việc cấp phát vật tư đơn giản hơn. Mặt khác Công ty nên dùng phiếu xuất vật tư theo hạn mức. Phiếu này được lập một lần nhưng có thể xuất và nhận vật tư cho cả tháng. Phiếu xuất vật tư theo hạn mức sẽ do bộ phận quản lý vật tư lập trước ngày đầu tháng thành 2 bản. Sau đó có chữ ký của người phụ trách vật tư, một bản chuyển xuống thủ kho, một bản chuyển cho bộ phận vật tư tại các đội xây dựng. Khi lĩnh vật tư bộ phận tiếp nhận vật tư tại các đội chỉ việc đem phiếu xuống kho, thủ kho ghi số thực xuất và ký việc lĩnh vật tư. Đến
cuối tháng thủ kho thu lại phiếu của các đội tiến hành tính ra tổng số vật tư đã xuất dùng và số hạn mức còn lại cuối tháng, đối chiếu với thẻ kho rồi ký xác nhận vào 2 bản đó. Sau đó một bản thủ kho giữ, một bản chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ. Để hạn chế tình trạng bớt xén nguyên nhiên liệu.
Trong điều kiện hiện nay, các loại vật liệu phục vụ cho xây dựng rất đa dạng, phong phú, các loại vật liệu do đội tự mua, có khi cùng một chủng loại, cùng mua tại một thời điểm trên cùng địa bàn mà giá cả chênh lệch nhau quá lớn. Vì vậy, đối với