Đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH TMDV (Trang 25 - 28)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là sản phẩm đang được chế biến dở dang hoặc chưa hoàn thiện trong một giai đoạn công nghệ nào đó.

Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí bỏ ra cho khối lượng xây lắp dở dang. Tùy thuộc loại hình kinh doanh của doanh nghiệp để có sự lựa chọn cách tính sao cho phù hợp.

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế phát sinh: Được áp dụng cho trường hợp cả hai bên đầu tư và nhận thầu quyết định thanh toán một lần. Theo phương pháp này toàn bộ chi phí bỏ ra từ khi thi công cho đến thời điểm này đều là chi phí sản xuất dở dang.

Đánh giá sản phẩm dở dang theo từng giai đoạn hoàn thành: Được áp dụng trong trường hợp trong kỳ có phát sinh chi phí nhưng vừa thu được sản phẩm hoàn thành vừa thu được sản phẩm dở dang. Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp cả hai bên đầu tư và nhận thầu quyết định thanh toán từng lần theo quy ước hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành.

Công thức sử dụng cho phương pháp này:

Chi phí SX Chi phí SXDDDK + CPSX phát sinh ∑Z % dở dang = * dự toán * mức

cuối kỳ ∑ Z dự toán + ∑ Z dự toán * % mức giai đoạnđộ giai đoạn HT giai đoạn DD độ HT dở dangHT

Trị giá SPDD = Chi phí định mức 1 SPDD * Số lượng SPDD

Chi phí định mức SPDD có thể tính bằng CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Phương pháp này phù hợp cho những doanh nghiệp mà CPNVLTT hoặc chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, thông thường > 70%.

Trị giá vật liệu trong + Trị giá vật liệu xuất kho

Trị giá SPDD đầu kỳ sử dụng trong kỳ Số lượng sản phẩm = * SPDD dở dang Số lượng SPHT + Số lượng SPCK cuối kỳ

Đánh giá sản phẩm dở dang theo ước lượng tương đương:

Chi phí sản phẩm + Chi phí phát sinh

Trị giá dở dang đầu kỳ trong kỳ Số lượng SP sản phẩm = * hoàn thành

dở dang Số lượng SPHT + Số lượng SP hoàn thành tương đương tương đương

Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:

Trị giá sản phẩm dở dang = Giá trị NVLC nằm trong SPDD + 50% chi phí chế biến

1.5.3 Các phương pháp tính giá thành

Để tính giá thành sản phẩm hay giai đoạn hoàn thành thì ta có các phương pháp chủ yếu sau. Và thuộc loại hình kinh doanh của doanh nghiệp để có sự lựa chọn cách tính sao cho phù hợp.

Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và

chu kỳ sản xuất ngắn. Phương pháp này hiện nay được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng. Bởi sự đơn giản, dễ hiểu, dễ đánh giá và nhận xét.

∑ Z SPHT = CPSXDD đầu kỳ + Tổng CPSX phát sinh – CPSXDD cuối kỳ Zđv = Tổng giá thành sản phẩm HT / Số lượng sản phẩm HT

Phương pháp tổng hợp chi phí: Áp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

∑Z = Z1 + Z2 + ... + Zn

Phương pháp hệ số: Với DN mà trong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

∑ Z sản phẩm HT = CPSXDD đầu kỳ + Tổng CPSX phát sinh – CPSXDD cuối kỳ Zđv chưa quy đổi = ∑ Z sản phẩm HT / Tổng số sản phẩm gốc

Zđvđã quy đổi = Zđv chưa quy đổi * Hệ số quy đổi từng loại

Phương pháp tỷ lệ chi phí: Căn cứ vào tỷ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại

ZTT từng loại sản phẩm = ZKH (hoặc định mức) * Tỷ lệ chi phí

Tỷ lệ chi phí = ∑ ZTT của tất cả SP / ∑ ZKH (hoặc định mức) của tất cả SP

Phương pháp đặt hàng: Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, lao vụ theo đơn đặt hàng. Giá thành của đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc phát sinh cho tới lúc hoàn thành bàn giao cho khách hàng.

Phương pháp phân bước (Phương pháp kết chuyển song song): Chỉ tính giá thành của thành phẩm hoàn chỉnh mà không tính giá thành của bán thành phẩm. Phương pháp này phù hợp cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn thành.

Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Áp dụng khi trong một quy trình sản xuất bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành mà được đánh giá theo quy định.

∑ Z sản CPSX CPSX CPSX Giá trị Các khoản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang - sản phẩm - làm giảm chính đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ phụ CPSX

Phương pháp liên hợp: Áp dụng khi trong một quy trình sản xuất bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ sau đó sử dụng phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính.

Phương pháp định mức: Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống các định mức kinh tế – kỹ thuật tiên tiến và hợp lý.

Giá thành = Giá thành +/ - Chênh lệch do thay +/ - Chênh lệch do thoát ly thực tế định mức đổi định mức định mức

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GÍA THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TMDV VIỆT ĐẶNG

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH TMDV (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w