6. Phương pháp nghiên cứu
3.3 Những khó khăn và tồn đọng
Qua thời gian thực tập tại phòng Kế toán tài vụ, em nhận thấy về cơ bản công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được tổ chức và hợp lý đảm bảo số liệu cung cấp chính xác, rõ ràng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bên cạnh đó riêng với các công tác hạch toán chi phí sản xuất của Công ty vẫn còn một số mặt hạn chế, nếu khắc phục được sẽ giúp cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành thuận lợi hơn và chính xác hơn.
- Hầu hết mọi công việc kế toán trong toàn Công ty (Xí nghiệp lẫn Công ty tổng)
đều do bộ phận kế toán Công ty tổng giải quyết nên khối lượng công việc tập trung tương đối lớn mặc dù đây là một quy định đúng quy tắc. Điều này làm phân tán tinh thần làm việc. Ví dụ: Kế toán lương đang tập trung làm báo cáo cuối tháng, cuối năm thì có nhân viên tới xin ứng lương trong một ngày có hơn 10 lần như thế thì việc tập trung làm việc là rất khó dễ dẫn đến sai lệch trong việc hạch toán.
- Việc sử dụng phần mềm kế toán tuy nó giúp cho khối lượng công việc giảm xuống song một trong những khó khăn lớn nhất khi ứng dụng phần mềm ECFFEC – ERP là sự khác biệt giữa phương pháp hạch toán kế toán trong hệ thống phần mềm và các phương pháp tổ chức hạch toán kế toán truyền thống của doanh nghiệp phải chính sửa nhưng để thực hiện được điều đó phải cần có chuyên gia.
- Quản lý nguyên vật liệu chưa chặt chẽ làm xảy ra tình trạng hao phí nguyên vật liệu trong quá trình thi công do những người thiếu trách nhiệm bớt xén nguyên nhiên liệu để bán trên quãng đường vận chuyển. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và giá thành của Công ty.
-Đối với công cụ dụng cụ, Công ty áp dụng phương pháp phân bổ một lần là không hợp lý. Nếu giá trị dụng cụ thay thế kỳ này cao mà phân bổ hết thì chi phí trong kỳ sẽ lớn làm giá thành tăng lên và ngược lại, kỳ sau không có hoặc có ít thì chi phí lại ít và giá thành sẽ hạ. Điều này làm cho việc tập hợp chi phí cho công trình qua các kỳ không chính xác.
- Việc trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng thuận lợi cho Công ty vì số lượng TSCĐ của Công ty rất lớn. Nhưng phương pháp này làm cho khả năng thu hồi vốn chậm, đôi khi không phản ánh đúng đắn mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ của doanh nghiệp nhất là hao mòn vô hình.
- Về sổ sách kế toán: Vì hàng năm Công ty có số lượng công trình phát sinh lớn đồng nghĩa với việc phát sinh thêm nhiều bộ sổ theo dõi. Bởi vậy Công ty áp dụng phương pháp dùng sổ cái tài khoản cấp 1 cung cấp số liệu cả năm việc này gây khó khăn cho việc đối chiếu với từng quý.
- Việc hạch toán chung khoản mục chi phí sản xuất chung và quản lý doanh nghiệp ở Công ty con tạo ra một số giá trị không rõ ràng. Điều đó làm cho việc hạch toán và phân bổ chi phí không được chính xác.