6. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trưc tiếp bao gồm tiền lương công nhân tham gia sản xuất sản phẩm, các khoản phụ cấp có tính chất như lương: phụ cấp trách nhiệm, nóng độc hại, phụ cấp khu vực…
Công ty trả lương theo năm và hàng tháng cho nhân viên ứng trước lương nếu TK 334 của họ còn số dư. Công ty áp dụng hình thức tính lương theo ngày công. Sau đó dựa vào bảng hệ số lương cơ bản, hệ số lương phụ cấp do Nhà nước quy định cùng với hệ số lương điều chỉnh hàng năm do giám đốc Công ty quyết định để tính mức lương hàng tháng cho công nhân viên.
Để hạch toán khoản mục chi phí này, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, không mở TK cấp 2 mà mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
Tại Công ty, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất thi công gồm lao động thuộc quản lý của Công ty và lao động thuê ngoài.
Tính lương đối với công nhân thuê ngoài: Đối với công nhân thuê ngoài (thường thuê lao động thủ công), Công ty ký hợp đồng theo ngày công hoặc thuê khoán công việc. Trường hợp ký hợp đồng theo ngày công thì đơn giá tiền công xác định trên cơ sở thỏa thuận theo ngày làm việc, còn thuê khoán thì tiền công được xác định theo khối lượng công việc hoàn thành. Thuê công nhân lao động như vậy vừa thuận tiện cho công tác xây lắp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phát sinh đối với công trình “Xây dựng chợ đầu mối nông sản chất lượng cao”, Công ty áp dụng theo ngày công và đơn giá thỏa thuận là 105.000đ/ngày với công việc là dọn mặt bằng thi công. Hợp đồng quy định phải hoàn thành trước 1 tháng để kịp tiến độ thi công.
Căn cứ vào hợp đồng và bảng chấm công do đội trưởng quản lý công nhân thuê ngoài gửi về phòng tài vụ để thực hiện tính tiền công phải trả nếu chi phí này do Công ty trực tiếp thanh toán.Các khoản thuê ngoài được Công ty theo dõi trên TK 331.
Chi phí này được hạch toán vào các sổ liên quan cuối mỗi tháng. Theo định khoản sau:
Nợ TK 622 : 114.335.000
Có TK 331 : 114.355.000
Hoặc đưa về kế toán đội thi công thực hiện tính lương nếu được Công ty giao quyền thanh toán cho đội thi công bằng nguồn kinh phí đã cấp theo dõi trên TK 1361 thì cuối kỳ tiến hành nghiệm thu hạch toán vào chi phí như sau:
Nợ TK 622 : 114.335.000
Có TK 1361 : 114.355.000
Trên thực tế việc trả lương cho công nhân thuê ngoài của công trình “Xây dựng chợ đầu mối nông sản chất lượng cao” là trả lương theo ngày công nhưng xảy ra một số tình trạng công nhân bỏ dở giữa chừng vì chậm trả lương, nhiều công nhân vẫn làm việc nhưng chán nản với công việc, năng suất lao động không cao. Đã có lúc công trình rơi vào trạng thái chậm tiến độ thi công. Tình trạng thiếu vốn và chậm trả lương
xảy ra ở hầu hết các công trình thi công do chưa nghiệm thu công trình mà bị ép từ nhiều phía: Nhà đầu tư chưa rót hết vốn, đầu vào thì không chấp nhận chậm trả, các khoản vay ngân hàng đến hạn… Những tình trạng này thường xuyên gây khó khăn cho các Công ty xây dựng công trình. Tại Công ty TNHH TMDV Việt Đặng cũng xảy ra trường hợp như vậy, nhiều công nhân làm hơn 1 năm nhưng mới chỉ nhận lương 6 tháng gây ra những bức xúc trong người lao động.
Công ty cần có các biện pháp tăng vốn và tăng dự trữ vốn, tìm nhà đầu tư để cải thiện dần tình trạng thiếu vốn. Đối với lao động thuê ngoài hay công nhân viên trong Công ty cũng cần có những biện pháp khuyến khích, động viên như tăng tiền ăn ca, cải thiện bữa ăn, có các thiết bị bảo hộ lao động giúp Công nhân viên đảm bảo sức khỏe lao động…
Tính lương đối với công nhân thuộc biên chế của Công ty: Hàng ngày nhân
viên thống kê của từng phân xưởng, từng đội, từng tổ có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất của từng công nhân để làm căn cứ lập bảng chấm công. Cuối tháng nộp lên phòng kế toán để kế toán tính tiền lương phải trả.
Ký hiệu chấm công
+ Lương sản phẩm: (K) – Được trả cho người lao động với công việc được giao khoán khối lượng và hưởng theo sức lao động (áp dụng cho công nhân thuê ngoài).
+ Lương thời gian: (+) – Việc trả lương theo thời gian của Công ty rất chặt chẽ số giờ công làm việc thực tế được quy định ra ngày công trên cơ sở định mức 8h/ngày.Nếu công nhân làm vượt mức quy định thì được tính lương làm ngoài theo quy định của Nhà nước. Đội trưởng đội thi công có trách nhiệm theo dõi số công thời gian của nhân viên để gửi lên phòng kế toán.
+ Con ốm: (Cô) – Được ghi nhận để xem xét cuối tháng tính bảo hiểm. + Thai sản: (TS) – Tính BHXH theo chế độ quy định.
+ Nghỉ phép: (P) – Xem xét ý thức trong công việc.
Căn cứ vào bảng chấm công do các bộ phận gửi lên kế toán tiến hành tính lương cho công nhân viên bao gồm:
- Lương cơ bản nghề nghiệp = (Hệ số cơ bản + Hệ số trách nhiệm ) x Mức lương CB (Hệ số cơ bản do nhà nước quy định, mức lương cơ bản = 830.000)
- Tiền lương từ hệ số điều chỉnh = Lương cơ bản NN x Hệ số điều chỉnh được duyệt (Hệ số điều chỉnh được duyệt do giám đốc cùng ban lãnh đạo Công ty quyết định và thay đổi theo năm tài chính).
- Tiền lương chính:
Tiền lương từ hệ số điều chỉnh
Tiền lương chính = x Ngày công thực tế 22 ngày
- Tiền lương tăng thêm = Mức lương cơ bản x Hệ số thi đua tương ứng
Căn cứ để tính tiền lương tăng thêm là danh sách thi đua các đội gửi về kèm theo hệ số tương ứng. Các hệ số này được áp dụng cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty theo mức xếp loại thi đua và theo chức vụ đang đảm nhiệm.
- Các khoản phụ cấp (nếu có) = Hệ số phụ cấp x Ngày công thực tế (Thường là phụ cấp khu vực với hệ số phụ cấp = 0,3)
- Lương tháng = Tiền lương chính + Tiền lương tăng thêm + Các khoản phụ cấp.
Tiền lương được nhận của công nhân lao động trực tiếp thuộc biên chế của Công ty là số tiền còn lại sau khi trừ đi 8% BHXH, và 1.5% BHYT mà người lao động phải nộp theo chế độ, số còn lại là số tiền được nhận.
Căn cứ vào bảng tính lương công nhân trực tiếp thi công công trình (Phụ lục số 8) kế toán tiến hành tập hợp vào các sổ liên quan đến TK 334, 338, 622. Cụ thể cho việc tập hợp vào chứng từ ghi sổ TK 622 dựa vào định khoản:
Nợ TK 622 : 260.984.921 Có TK 334 : 260.984.921
Tương tự như chi phí nguyên vật liệu thì đến cuối mỗi kỳ Công ty sẽ tiến hành nghiệm thu chi phí nhân công đối với đội thi công với định khoản như sau:
Nợ TK 622 : 458.501.000
Quy trình tính lương của Công ty cũng tương đối hợp lý và chặt chẽ nhưng vấn đề đáng chú ý nhất vẫn là tình trạng nợ lương tại các xí nghiệp thi công.
Cũng như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sau khi kế toán tập hợp chi phí, phản ánh vào chứng từ ghi sổ và sổ cái (phụ lục số 9)thì kế toán tiến hành bút toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 với định khoản:
Nợ TK 154 : 3.626.177.598 Có TK 622 : 3.626.177.598
Tại công ty TNHH TMDV Việt Đặng, tiền lương thường được ưu tiên cho các công nhân viên tại Công ty sau đó mới đến công nhân viên tại các xí nghiệp thi công. Tình trạng nợ lương hầu như không xảy ra tại văn phòng Công ty mà chỉ xảy ra ở các xí nghiệp thi công công trình. Chế độ trả lương đối với công nhân trực tiếp là trả theo năm. Tuy nhiên hình thức trả lương này không hợp lý bởi nhu cầu người lao động chủ yếu là được lĩnh lương sớm để chi trả cho những nhu cầu thiết yếu. Điều này dẫn đến tình trạng ứng nhiều lương, tình trạng công nhân chán nản với công việc làm giảm năng suất lao động. Nhiều công nhân viên không chịu nổi áp lực tài chính phải xin nghĩ việc và tìm kiếm công việc khác.
Với tình hình trên thì Công ty cần có biện pháp điều tiết hợp lý đối với tiền lương của công nhân viên trực tiếp thi công công trình. Trả lương cho công nhân viên theo quý, sau mỗi lần nghiệm thu công trình cũng nên khuyến khích động viên công nhân viên bằng các khoản bổ sung lương…
Nhận xét: Lương trả cho công nhân viên tại Công ty TNHH TMDV Việt Đặng không phải là cao so với mặt bằng chung nhưng cũng là tương đối ổn định. Khi xây dựng một công trình, tình trạng ứ đọng vốn là tình trạng không tránh khỏi. Tuy nhiên vì lợi ích của người lao động Công ty nên có các biện pháp thích hợp để giảm tối thiểu tình trạng đó và trả lương cho người lao động theo quý, quan tâm, động viên người lao động thường xuyên để công nhân viên trong Công ty ngày càng gắn bó với Công ty cũng như công việc của mình. Thực trạng của Công ty về chi phí nhân công trực tiếp có chiều hướng tác động không tốt tới công trình như công nhân chán nản dẫn đến sự trì trệ và chậm trễ công trình trong một khoảng thời gian nào đó…nhưng nó không làm
ảnh hưởng quá nhiều tới mức tăng, giảm giá thành của công trình, hạng mục công trình đang thi công.