Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 42 - 44)

Chương 3 KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG

3.1. Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động

3.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động

Vệ sinh lao động là lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.

Trong sản xuất, người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là những tác hại nghề nghiệp. Ví dụ: Nghề rèn, nghề đúc kim loại, yếu tố tác hại nghề nghiệp chính là do nhiệt độ cao; nghề tiện, phay và dệt là tiếng ồn và bụi…

Khoa học vệ sinh lao động luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất, nó phát triển phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển kinh kế xã hội, trình độ khoa học cơng nghệ của mỗi quốc gia.

Để đảm bảo đạt được các mục tiêu đặt ra, khoa học vệ sinh lao động có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, các tác hại phát sinh trong quá trình lao động sản xuất;

- Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong môi trường lao động;

- Nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động, chế độ, chính sách và đảm bảo an tồn - vệ sinh lao động cho người lao động;

- Nghiên cứu và đề ra các biện pháp chống mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất tới sức khỏe người lao động, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý nhằm phục hồi khả năng lao động và sức khỏe của người lao động;

- Tổ chức khám tuyển và bố trí hợp lý người lao động vào làm việc;

- Quản lý và theo dõi tình hình sức khỏe người lao động, tổ chức khám sức khỏe định kì, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp;

- Tổ chức giám định khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác;

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động trong sản xuất nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

3.1.2. Các bệnh nghề nghiệp

Theo Thơng tư 15/2016/TT BYT có 30 bệnh nghề nghiệp, chia vào 5 nhóm, gồm:

Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản (07 bệnh)

1. Bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp. 2. Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng). 3. Bệnh bụi phổi bông.

4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp. 5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp.

6. Bệnh bụi phổi - talc nghề nghiệp. 7. Bệnh bụi phổi - than nghề nghiệp.

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (10 bệnh)

8. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì.

9. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen. 10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân. 11. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan. 12. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen).

13. Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp. 14. Nhiễm độc chất nicotin nghề nghiệp.

15. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp (Lân hữu cơ - Organophosphates,

Carbamates, clo hữu cơ - Chlorinated hydrocarbons).

16. Bệnh nhiễm độc cacbon mơnơxít nghề nghiệp. 17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý (05 bệnh)

18. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng. 19. Bệnh điếc do tiếng ồn.

20. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp. 21. Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp. 22. Bệnh nghề nghiệp do rung tồn thân.

Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp (04 bệnh)

23. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

24. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc. 25. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp (nhóm IV, 27/2006/QĐ-BYT).

26. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.

Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (04 bệnh)

27. Bệnh lao nghề nghiệp.

28. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp.

29. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp.

30. Bệnh nhiễm vi rút HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)