Vận tốc chuyển động của dịng khơng khí tắm thay đổi theo nhiệt độ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 48 - 51)

Vận tốc gió (m/s) Nhiệt độ khơng khí (0C)

1 25 - 30

2 27 - 33

3 > 33

- Sử dụng các thiết bị và q trình cơng nghệ giảm nhiệt:

Trong các phân xưởng nhà máy nóng, độc cần được cơ khí hóa, tự động hóa, điều khiển và quan sát từ xa để là giảm nhẹ lao động và nguy hiểm cho người công nhân. Đưa những ứng dụng các thiết bị truyền hình vào điều khiển và quan sát từ xa.

Có thể giảm nhiệt trong các nhà máy có thiết bị tỏa nhiệt lớn bằng cách giảm sự thất thốt nhiệt vào mơi trường. Để đạt mục đích đó cần dùng các biện pháp tăng cường cách nhiệt cho các thiết bị tỏa nhiệt như:

+ Dùng những vật liệu có tính cách nhiệt cao như samốt, samốt nhẹ, diatomit...; + Làm lớp cách nhiệt dày hơn nhưng khơng q mức vì làm tăng thêm trọng lượng thiết bị;

+ Dùng các màn chắn nhiệt mà thực chất là gương phản xạ nhiệt bên trong thiết bị nhiệt, nhờ đó ngồi thiết bị nhiệt độ khơng cao lắm.

Các cửa sổ thiết bị là nơi nhiệt thất thốt ra ngồi, cho nên diện tích cửa sổ phải là tối thiểu, những lúc khơng cần thiết nên đóng kín.

Trong trường hợp vỏ các thiết bị nhiệt do điều kiện kỹ thuật mà nhiệt độ vẫn cịn cao khơng những gây nóng cho mơi trường mà cịn làm hỏng các thiết bị, thì cần phải làm nguội vỏ thiết bị. Có nhiều phương pháp làm nguội nhưng phổ biến là dùng nước và nước hóa hơi. Một trong những phương pháp bảo vệ nữa là dùng màn chắn nhiệt khác với kiểu màn phản xạ nhiệt trong thiết bị đã nói trên. Đây là màn chắn nhiệt ngồi thiết bị, nó khơng những chắn các bức xạ nhiệt mà còn ngăn ngừa tia lửa và các vẩy thép bong ra khi nguội kim loại, sắt thép... trong luyện kim. Màn chắn có hai loại: loại phản xạ và loại hấp thụ, có loại cố định, loại di động.

Màn chắn nhiệt thường được chế tạo bằng sắt tráng kẽm, tôn trắng, nhơm, lá nhơm mỏng... có thể một lớp hoặc nhiều lớp, ở giữa hai lớp có nước lưu chuyển để làm giảm nhiệt rất hiệu quả.

- Sử dụng Phương tiện bảo vệ cá nhân:

Trước hết ta nói về quần áo bảo hộ, đó là loại quần áo đặc biệt chịu nhiệt, chống bị bỏng khi có tia lửa bắn vào như than nóng đỏ, xỉ lỏng, nước kim loại nóng chảy... nhưng lại phải thống khí để cơ thể trao đổi nhiệt tốt với môi trường bên ngoài, áo phải rộng thoải mái, bỏ ngồi quần. Quần phải bỏ ngồi giày vì thế quần áo loại này phải chế tạo từ vải đặc biệt, có thể là vải bạt, sợi bông hoặc da nỉ thậm chí có khi bằng sợi amiang thủy tinh...

Để bảo vệ đầu cũng cần có những loại vải đặc biệt để chống nóng và tránh bị bỏng.

Bảo vệ chân tay bằng giày chịu nhiệt, găng tay đặc biệt. Bảo vệ mắt bằng kính màu đặc biệt để giảm tối đa bức xạ nhiệt cho mắt, không dùng găng tay nhựa dễ bị biến mềm, mắt kính có khi được phủ một lớp kim loại mỏng phản xạ tốt bức xạ nhiệt.

- Điều chỉnh chế độ uống:

Trong quá trình lao động ở điều kiện nóng bức, mồ hơi ra nhiều, theo mồ hơi là các muối khống, vitamin. Để giữ cân bằng nước trong cơ thể cần cho công nhân

uống các nước có pha thêm muối, kali, natri, canxi, photpho và bổ sung thêm các vitamin B, C, đường, axit hữu cơ nên uống ít một. Hoặc có thể uống các nước từ thảo mộc như từ chè xanh, rau má, rau sam... có pha thêm muối ăn có tác dụng giải khát tốt, ngồi việc duy trì cân bằng nước trong cơ thể còn bồi bổ cho cơ thể.

b. Vi khí hậu lạnh

Đặc biệt lưu ý, miền Bắc mùa đơng khí hậu rất lạnh, độ ẩm cao dễ xảy ra hạ thân nhiệt ở người lao động. Cần phải thực hiện tốt các biện pháp để người lao động không bị nhiễm lạnh như:

- Tổ chức che chắn, chống gió lùa, đề phịng cảm lạnh;

- Trang bị đầy đủ quần áo, mũ, ủng, giày, găng tay cho người lao động;

- Quy định tổ chức chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo phục hồi sức khỏe người lao động, khả năng lao động.

Khẩu phần ăn đủ mỡ, dầu thực vật (30 - 40% tổng năng lượng), tăng cường nguồn nguyên liệu có khả năng cung cấp năng lượng cho người lao động khi tham gia chuyển hóa sinh học trong cơ thể người lao động.

3.2.2. Tiếng ồn trong sản xuất

3.2.2.1. Khái niệm

Tiếng ồn là những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau gây cảm giác khó chịu cho con người trong điều kiện làm việc cũng như nghỉ ngơi.

- Về bản chất vật lý: Tiếng ồn là hỗn hợp các âm thanh có cường độ và tần số

khác nhau.

- Các tham số chính của tiếng ồn:

+ Tần số: Là số dao động của sóng âm trong một đơn vị thời gian và đặc trưng cho độ trầm hay bổng của âm thanh. Tần số thấp âm trầm, tần số cao âm bổng. Đơn vị đo tần số Hertz ((Hz);

+ Cường độ tiếng ồn: Đặc trưng cho độ mạnh hay yếu của âm thanh. Cường

độ càng lớn nghe càng rõ, cường độ càng nhỏ nghe càng bé. Đơn vị đo cường độ tiếng ồn decibel (dB).

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT được ban hành kèm theo Thông tư 24/2016/TT-BYT quy định mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc như sau:

- Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc: + Trong 01 phút: Không được vượt quá 112 dB;

+ Trong 01 giờ: Không được vượt quá 94 dB; + Trong 08 giờ: Không được vượt quá 85 dB.

- Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động:

+ Tại vị trí làm việc, lao động, sản xuất trực tiếp: Không được vượt quá 85 dB; + Các phịng chức năng, hành chính, kế tốn, kế hoạch: Không được vượt quá 65 dB;

+ Các phịng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phịng thí nghiệm lý thuyết: Khơng vượt q 55 dB.

3.2.2.2. Các nghề hoặc cơng việc có nguy cơ tiếp xúc với nguồn ồn - Nguồn ồn:

+ Các loại thiết bị, máy sử dụng trong xây dựng;

+ Các loại thiết bị, máy trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; + Các loại phương tiện giao thông vận tải.

- Các nghề hoặc cơng việc có nguy cơ tiếp xúc: + Nghề dệt, sợi;

+ Sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, đá...; + Cơ khí: búa, khí nén, thợ gị hàn...;

+ Nghề mộc: cưa...

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)