Chương 6 AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG
6.3. Những yêu cầu đảm bảo an toàn khi thiết kế xí nghiệp cơng nghiệp (Theo
6.3.2. Những yếu tố cần thiết đảm bảo an toàn khi thiết kế phân xưởng sản xuất
a. Yêu cầu chung
Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, khi thiết kế bất kỳ nhà xưởng nào cũng cần chú ý tới các yêu cầu sau:
- Diện tích nhà xưởng, chiều cao nhà xưởng, cấu tạo mặt bằng (bố trí nơi làm việc, nơi đặt máy và thiết bị, khoảng cách giữa các thiết bị…) phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu;
- Nhà xưởng phải cao ráo, sáng sủa, thơng thống và tận dụng triệt để ánh sáng thiên nhiên;
- Cách âm, cách rung tốt, đặc biệt đối với các máy có rung động lớn cần phải giảm sự lan truyền của âm thanh và rung động;
- Cách nhiệt tốt có khả năng chống nóng về mùa hè, giữ nhiệt về mùa đơng; - Kết cấu phải bền vững không chỉ về phương diện chịu lực và còn cả chịu nhiệt, chịu ăn mịn…
b. Kích thước phịng - xưởng nơi sản xuất
Xuất phát từ yêu cầu chung, kích thước phịng phải đảm bảo cho nơi sản xuất thuận tiện, sạch sẽ, thoáng mát, khơng gây khó khăn cho cơng việc thực hiện sản xuất, cho công tác đảm bảo an tồn vệ sinh lao động. Vì vậy, thi thiết kế cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo đủ khơng khí cho cơng nhân trong phân xưởng, dung tích khơng ít hơn 14 m3 khơng khí cho một người;
- Chiều cao phòng xác định tùy theo tính chất và công việc sản xuất nhưng khơng nhỏ hơn 2,6 m tính đến dầm 3,2 m tính đến sàn;
- Khoảng cách giữa các máy, giữa máy với tường của từng loại máy được thực hiện theo quy định sao cho vị trí làm việc của cơng nhân thỏai mái, khơng gây khó khăn hay mất an tồn cho máy khác. Theo quy định này thì khoảng cách tối thiểu khơng nhỏ hơn 1 m, đặc biệt đối với máy hay thiết bị có mức độ nguy hiểm cao như nồi hơi, lị thì khơng nhỏ hơn 1,5 m;
- Hành lang đi lại, nhà kho và những nơi điều khiển thiết bị không thấp hơn 2,2 m;
- Diện tích làm việc của một cơng nhân khơng ít hơn 4 m.
Ngoài ra, cần chú ý lối đi của cần trục hay băng chuyền khơng được bố trí trên các lối qua lại giành cho người.
c. Bố trí phịng và thiết bị sản xuất
Bố trí phịng và thiết bị cần chú ý đến vấn đề thơng hơi, thống khí, đặc biệt cần chú ý khi thiết bị có thốt ra các hơi và khí độc hại. Để đảm bảo điều kiện thơng gió tốt, trục dọc nhà nên bố trí xiên góc 450 so với hướng gió chính.
Các nhà sản xuất khơng nên bố trí có trần để đảm bảo thơng gió và chiếu sáng tự nhiên. Các tầng hầm và kho nửa chìm nửa nổi có thể là nơi tích lũy hơi và khí độc, vì vậy đối với các ngành sản xuất thuộc hạng A khơng được bố trí kiểu này.
Đối với các thiết bị có độ rung động lớn, có tiếng ồn trên 90 dB hay thốt ra nhiều chất độc hại thì phải bố trí cách ly và nền xưởng phải có kết cấu vững chắc.
Các thiết bị cùng chủng loại nên bố trí ở một chỗ và thứ tự các vị trí tiếp theo cần ưu tiên theo thứ tự dây chuyền công nghệ để đảm bảo việc vận chuyển gần nhất. Nguyên lý này được thực hiện khơng chỉ riêng trong một xưởng mà cịn giữa các xưởng với nhau.
Đối với các xưởng có chất dễ cháy nổ thì nên bố trí cách ly theo quy định, nếu lượng chất dễ cháy, nổ ít, ngồi quy định thì cũng cần bố trí ở phía ngồi cùng nơi dễ thực hiện công việc chữa cháy và ít ảnh hưởng đến xưởng bên cạnh (xa nơi làm việc đông người càng tốt).
d. Kết cấu nhà sản xuất
Kết cấu phòng sản xuất cần đảm bảo độ bền chịu lực, chịu tác động ăn mòn, chịu nhiệt… cho nên tùy thuộc vào tính chất cơng việc (có thải ra chất ăn mịn khơng, độ rung động lớn hay nhỏ…) và điều kiện khí hậu (nhiệt độ, khơng khí, độ ẩm…) để bố trí kết cấu phù hợp.
Nền nhà sản xuất phải làm từ các vật liệu chống ẩm, chống thấm khí, bằng phẳng, không trơn trượt, dễ cọ rửa. Đặc biệt cần chú ý nền nhà phải cao ráo, không ẩm ướt để tránh truyền điện từ máy vào nền gây nguy hiểm cho người lao động.
Đối với nơi sản xuất có chứa chất dễ cháy, nổ thì kết cấu nhà làm việc cần được trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy phù hợp.
6.4. Những yêu cầu an toàn khi tổ chức thi công