Chương 6 AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG
6.2. Những nguyên nhân gây ra tai nạn trong xây dựng
6.2.1. Những nguyên nhân về thiết kế và thi cơng cơng trình
a. Ngun nhân do thiết kế
Thơng thường tai nạn xảy ra do nguyên nhân này là rất ít nhưng khi xảy ra lại có cực kỳ nghiêm trọng, có thể làm chết người hoặc tai nạn hàng loạt. Những thiếu sót khi thiết kế như tính tốn sai, bố trí kết cấu khơng hợp lý, lựa chọn vật liệu
khơng hợp lý… có thể dẫn đến tai nạn ngay trong khi tiến hành chế tạo kết cấu hay khi thi cơng cơng trình. Tai nạn thường xảy ra như sụp đổ bộ phận cơng trình khi tháo dỡ ván khn, đổ các bức tường lớn do khơng có giằng cột khi có gió lớn…
b. Nguyên nhân do thiết kế biện pháp công nghệ
Để tạo ra bộ phận cơng trình nào đó cần phải thết kế biện pháp công nghệ như biện pháp chống dỡ các cơng trình khn đúc bê tơng dầm, cột, sàn; biện pháp chống sụt lở thi công đào các hầm, hố... Sự thiếu sót trong thiết kế biện pháp cơng nghệ có thể dẫn đến sập cơng trình gây tai nạn lao động.
c. Nguyên nhân do kỹ thuật thi công
Đây là nguyên nhân phổ biến xây trong dựng. Do tính phức tạp đa dạng của cơng việc, do sự thiếu hụt kiến thức chuyên môn, do trình độ nghiệp vụ của người thực hiện công việc thấp, khơng nắm vững quy trình làm việc đảm bảo an tồn… chẳng hạn như sử dụng hệ thống cột chống, ván lót đã cũ nát, đưa máy trục vào nơi có nền đất yếu, trộn bê tông không kỹ chất lượng bê tông từng chỗ khác nhau, không đúng tiêu chuẩn đã thiết kế… những yếu tố này trực tiếp gây ra tai nạn lao động.
d. Nguyên nhân do tổ chức thi công
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố và tai nạn lao động hiện nay ở các cơng trình xây dựng. Việc tổ chức thi công một cách khoa học không những góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng cơng trình mà còn liên quan rất nhiều đến vấn đề an toàn và vệ sinh lao động. Biểu hiện của cơng tác này như sau:
- Bố trí ca kíp làm việc khơng hợp lý hay kéo dài thời gian làm việc của cơng nhân, dẫn đến tình trạng sức khỏe giảm sút, thao tác mất chính xác, xử lý tình huống sự cố kém, do đó gây ra tai nạn lao động;
- Sử dụng cơng nhân khơng đúng trình độ nghiệp vụ làm sai quy trình (đá chưa làm sạch đã cho vào trộn bê tông, dỡ ván quá sớm…) dẫn đến gây ra sự cố;
- Thiếu nơi nghỉ ngơi cho công nhân (lán tránh nắng, nơi nghỉ trưa), làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cơng nhân;
- Bố trí cơng việc chồng chéo, tại một nơi nhiều người thực hiện nhiều công việc khác nhau, vật liệu để ngổn ngang, hạn chế tầm hoạt động của cơng nhân. Những yếu tố đó chắc chắn dẫn đến xảy ra tai nạn lao động;
- Ý thức trách nhiệm kém, làm ẩu, ăn bớt nguyên vật liệu, sử dụng vật liệu khơng đúng tiêu chuẩn, cắt bớt quy trình thi cơng (ví dụ: Khơng hàn nối các thép dầm, cột…) làm cho chất lượng cơng trình kém, tự sụp đổ ngay trong q trình thi cơng, gây tai nạn lao động.
6.2.2. Nguyên nhân về kỹ thuật
a. Do dụng cụ, phương tiện, thiết bị, máy móc sử dụng khơng hồn chỉnh
Máy móc, phương tiện, dụng cụ thiếu, không hoàn chỉnh hay hư hỏng như thiếu cơ cấu an tồn, độ tin cậy khơng cao, đã cũ nát, thiếu bao che chắn, thiếu hệ thống báo hiệu phịng ngừa… nếu vẫn sử dụng có thể xảy ra sự cố như: đứt cáp, hỏng phanh, gẫy thang, sập giàn giáo, chập điện… sẽ dẫn đến tai nạn lao động.
b. Do vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an tồn
- Vi phạm trình tự tháo dỡ các cột chống, ván sàn trong các kết cấu bê tông cốt thép.
- Đào hố móng sâu theo kiểu hàm ếch, hay đào thành đứng ở nơi nền đất yếu mà khơng có hệ thống chống đỡ dẫn đến sạt lở cơng trình.
- Làm việc trên cao khơng có dây đai an toàn, làm việc trong hầm sâu, dưới nước khơng có bình khí ơxy.
- Sử dụng phương tiện chun chở vật liệu để chở người.
6.2.3. Nguyên nhân về tổ chức
a. Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên
Việc kiểm tra giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý những sai phạm trong q trình thi cơng, nếu khơng làm thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu ý thức thực hiện các yêu cầu về công tác an tồn hay các sai phạm khơng phát hiện một cách kịp thời dẫn đến xảy ra sự cố gây tai nạn lao động.
b. Không thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hộ lao động
Chế độ bảo hộ lao động rất nhiều vấn đề như chế độ làm việc, nghỉ ngơi, trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo, găng tay, dây đai an toàn, giày…) chế độ bồi dưỡng, độc hại… nếu không thực hiện một cách nghiêm chỉnh sẽ làm giảm sức khỏe người lao động, không hạn chế được tai nạn và mức độ nguy hiểm.
6.2.4. Nguyên nhân do môi trường và điều kiện làm việc
- Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, mưa bão, gió rét sương mù…
- Môi trường làm việc bị ô nhiễm, chứa nhiều yếu tố độc hại.
- Làm việc trong điều kiện áp suất cao hay quá thấp, trong hầm sâu hay dưới nước.
- Làm việc trong tư thế gị bó, chênh vênh.
- Cơng việc đơn điệu, buồn tẻ hay nhịp điều lao động quá khẩn trương.
Những điều kiện làm việc và môi trường như trên không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà còn là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tai nạn lao động.
6.2.5. Nguyên nhân do bản thân người lao động
- Thao tác vận hành không đúng: Người công nhân không được đào tạo đúng chun mơn mà sử dụng máy móc và thiết bị trên các cơng trình xây dựng thì thao tác sai, xử lý tình huống kém dẫn đến xảy ra sự cố mất an toàn.
- Vi phạm kỷ luật lao động: Ngoài việc vi phạm các quy định về an toàn trong quá trình làm việc, người công nhân nếu thiếu ý thức, đùa nghịch trong khi làm việc, xâm phạm vùng nguy hiểm, không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, tự ý làm các cơng việc khơng phải là nhiệm vụ của mình… sẽ gây ra sự cố dẫn đến tai nạn lao động.
- Sức khỏe và trạng thái thần kinh tâm lý: Tuổi tác, trạng thái sức khỏe (ốm đau, mệt mỏi, đói…) trạng thái thần kinh (vui, buồn, căng thẳng, tính khí bất thường…) có ảnh hưởng rất lớn dẫn đến vấn đề an tồn vì khi đó khả năng làm chủ thao tác kém, thao tác sai hoặc nhầm lẫn, làm liều, làm ẩu.
6.3. Những yêu cầu đảm bảo an tồn khi thiết kế xí nghiệp cơng nghiệp (Theo
QCVN 06-2010/BXD)
6.3.1. Những u cầu về an tồn và vệ sinh cơng nghiệp khi thiết kế tổng thể mặt bằng
Xí nghiệp cơng nghiệp là nơi sử dụng máy và thiết bị làm ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống con người. Một điểm chung nhất của các xí nghiệp hiện nay là sản phẩm đa dạng, mặt bằng và không gian chật hẹp (do trước đây khi xây dựng xí nghiệp chỉ chú ý đến nơi sản xuất, ít chú ý đến vấn đề vệ sinh môi trường, mặt khác do mở rộng sản xuất nhưng mặt bằng khơng có nên buộc phải xen lấn). Chính những vấn đề đó đã gây ra do rất nhiều trở ngại trong sản xuất nói chung và trong cơng tác an tồn lao động nói riêng. Vì vậy, trước khi xét tới những yêu cầu về an toàn khi thiết kế mặt bằng tổng quát, ta cần biết trước được xí nghiệp thuộc loại hình nào, làm cơ sở cho việc thiết kế tổng mặt bằng.
Khi thiết kế mặt bằng thi cơng, phải xác định các vị trí nhà làm việc, lán trại cơng nhân, các cơng trình tạm, kho hoặc bãi vật liệu, vị trí đặt máy và thiết bị thi công, đường ra vào công trường cho người, cho máy, đường cung cấp điện, nước…
sao cho hợp lý. Nếu việc này làm khơng tốt, như bố trí đường giao thông quá hẹp
khiến cho xe hoặc máy thi cơng đi lại khó khăn, dẫn tới có khả năng va chạm giữa chúng với nhau hoặc va chạm với các bộ phận của cơng trình và gây tai nạn lao động. Do đó, thiết kế mặt bằng thi cơng hợp lý cũng là một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn lao động.
* Một số điểm cần chú ý khi thiết kế mặt bằng thi cơng cơng trình là:
- Cơng trường phải có hàng rào để ngăn cách với bên ngoài, đảm bảo an ninh bên trong phạm vi công trường. Khi công trường gần đường giao thơng thì hàng rào phải là loại kín để người từ trong cơng trường khơng nhìn được ra ngồi và người từ bên ngồi cũng khơng nhìn được vào bên trong công trường - là nguyên nhân gián tiếp gây tai nạn lao động và tai nạn giao thông do họ mất tập trung khi làm việc và khi đi đường;
- Văn phòng làm việc, lán trại của cán bộ và cơng nhân nên đặt ở đầu hướng
gió chủ đạo (Đơng Bắc - Tây Nam). Cịn các kho, bãi vật liệu, xưởng gia công phụ trợ và khu vệ sinh nên đặt ở cuối hướng gió này;
- Đường đi lại cho xe và thiết bị thi công phải đủ rộng và nên bố trí thành các đường một chiều có bề rộng tối thiểu là 4 m, cịn nếu bố trí đường hai chiều thì tối thiểu là phải rộng 7 m. Các đường đi lại hạn chế giao nhau;
- Kho vật liệu trên cơng trường phải bố trí ở những nơi bằng phẳng và thốt
nước tốt. Cần phải có những vị trí để phục vụ công tác bốc dỡ;
- Bãi vật liệu rời trên công trường phải được xếp gọn gàng, không gây cản trở đi lại - tốt nhất là nên phân thành từng khu riêng biệt;
- Trạm biến thế điện trên cơng trường phải có rào ngăn và biển báo. Các cầu
dao điện, cầu chì hoặc thiết bị đóng cắt điện phải có hộp, khóa và được đặt ở nơi
khô ráo. Đường dây điện phải được treo cách mặt đường đi lại ít nhất là 5 m. Điện động lực và điện sinh hoạt phải tách thành hai hệ thống riêng;
- Cần phải có bể chứa và đường ống cung cấp đủ nước cho sinh hoạt, phục vụ các công việc như đổ bê tông, xây hoặc trát… và chữa cháy;
- Ban đêm phải bố trí đèn bảo vệ, đặc biệt là tại các kho bãi, hoặc đèn báo tại khu vực có các hố đào, mương hoặc rãnh…;
- Hệ dàn giáo phải có hệ thống thu sét nếu không được liên kết với hệ thống tiếp đất của cơng trình;
- Phải có các thiết bị chữa cháy như bình cứu hỏa tại văn phòng làm việc, lán trại, các kho vật liệu và ngay tại cơng trình đang được xây dựng.
6.3.2. Những yếu tố cần thiết đảm bảo an toàn khi thiết kế phân xưởng sản xuất
a. Yêu cầu chung
Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, khi thiết kế bất kỳ nhà xưởng nào cũng cần chú ý tới các yêu cầu sau:
- Diện tích nhà xưởng, chiều cao nhà xưởng, cấu tạo mặt bằng (bố trí nơi làm việc, nơi đặt máy và thiết bị, khoảng cách giữa các thiết bị…) phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu;
- Nhà xưởng phải cao ráo, sáng sủa, thơng thống và tận dụng triệt để ánh sáng thiên nhiên;
- Cách âm, cách rung tốt, đặc biệt đối với các máy có rung động lớn cần phải giảm sự lan truyền của âm thanh và rung động;
- Cách nhiệt tốt có khả năng chống nóng về mùa hè, giữ nhiệt về mùa đông; - Kết cấu phải bền vững không chỉ về phương diện chịu lực và còn cả chịu nhiệt, chịu ăn mịn…
b. Kích thước phịng - xưởng nơi sản xuất
Xuất phát từ u cầu chung, kích thước phịng phải đảm bảo cho nơi sản xuất thuận tiện, sạch sẽ, thống mát, khơng gây khó khăn cho cơng việc thực hiện sản xuất, cho công tác đảm bảo an tồn vệ sinh lao động. Vì vậy, thi thiết kế cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo đủ khơng khí cho cơng nhân trong phân xưởng, dung tích khơng ít hơn 14 m3 khơng khí cho một người;
- Chiều cao phòng xác định tùy theo tính chất và công việc sản xuất nhưng khơng nhỏ hơn 2,6 m tính đến dầm 3,2 m tính đến sàn;
- Khoảng cách giữa các máy, giữa máy với tường của từng loại máy được thực hiện theo quy định sao cho vị trí làm việc của cơng nhân thỏai mái, khơng gây khó khăn hay mất an tồn cho máy khác. Theo quy định này thì khoảng cách tối thiểu không nhỏ hơn 1 m, đặc biệt đối với máy hay thiết bị có mức độ nguy hiểm cao như nồi hơi, lị thì khơng nhỏ hơn 1,5 m;
- Hành lang đi lại, nhà kho và những nơi điều khiển thiết bị không thấp hơn 2,2 m;
- Diện tích làm việc của một cơng nhân khơng ít hơn 4 m.
Ngồi ra, cần chú ý lối đi của cần trục hay băng chuyền khơng được bố trí trên các lối qua lại giành cho người.
c. Bố trí phịng và thiết bị sản xuất
Bố trí phịng và thiết bị cần chú ý đến vấn đề thơng hơi, thống khí, đặc biệt cần chú ý khi thiết bị có thốt ra các hơi và khí độc hại. Để đảm bảo điều kiện thơng gió tốt, trục dọc nhà nên bố trí xiên góc 450 so với hướng gió chính.
Các nhà sản xuất khơng nên bố trí có trần để đảm bảo thơng gió và chiếu sáng tự nhiên. Các tầng hầm và kho nửa chìm nửa nổi có thể là nơi tích lũy hơi và khí độc, vì vậy đối với các ngành sản xuất thuộc hạng A khơng được bố trí kiểu này.
Đối với các thiết bị có độ rung động lớn, có tiếng ồn trên 90 dB hay thốt ra nhiều chất độc hại thì phải bố trí cách ly và nền xưởng phải có kết cấu vững chắc.
Các thiết bị cùng chủng loại nên bố trí ở một chỗ và thứ tự các vị trí tiếp theo cần ưu tiên theo thứ tự dây chuyền công nghệ để đảm bảo việc vận chuyển gần nhất. Nguyên lý này được thực hiện không chỉ riêng trong một xưởng mà còn giữa các xưởng với nhau.
Đối với các xưởng có chất dễ cháy nổ thì nên bố trí cách ly theo quy định, nếu lượng chất dễ cháy, nổ ít, ngồi quy định thì cũng cần bố trí ở phía ngồi cùng nơi dễ thực hiện cơng việc chữa cháy và ít ảnh hưởng đến xưởng bên cạnh (xa nơi làm việc đông người càng tốt).
d. Kết cấu nhà sản xuất
Kết cấu phòng sản xuất cần đảm bảo độ bền chịu lực, chịu tác động ăn mòn, chịu nhiệt… cho nên tùy thuộc vào tính chất cơng việc (có thải ra chất ăn mịn khơng, độ rung động lớn hay nhỏ…) và điều kiện khí hậu (nhiệt độ, khơng khí, độ ẩm…) để bố trí kết cấu phù hợp.
Nền nhà sản xuất phải làm từ các vật liệu chống ẩm, chống thấm khí, bằng phẳng, khơng trơn trượt, dễ cọ rửa. Đặc biệt cần chú ý nền nhà phải cao ráo, không ẩm ướt để tránh truyền điện từ máy vào nền gây nguy hiểm cho người lao động.
Đối với nơi sản xuất có chứa chất dễ cháy, nổ thì kết cấu nhà làm việc cần được trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy phù hợp.
6.4. Những yêu cầu an tồn khi tổ chức thi cơng
6.4.1. u cầu an toàn tối thiểu khi lựa chọn giải pháp công nghệ xây dựng
Giải pháp cơng nghệ khi thi cơng có rất nhiều giải pháp khác nhau, việc lựa chọn giải pháp nào cần chú ý đến các vấn đề như tính khả thi (được xem là yêu cầu đầu tiên), chất lượng thi cơng cơng trình, thời hạn hồn thành, giá thành… và yếu tố