Xử lý và cấp cứu người bị tai nạn điện

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 105)

Chương 5 AN TOÀN ĐIỆN

5.3. Xử lý và cấp cứu người bị tai nạn điện

Khi có người bị tai nạn điện bất cứ ai nhìn thấy cũng phải có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để cứu người bị nạn. Việc cứu người cần được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và có phương pháp, bởi nó là yếu tố quyết định đến tính mạng của nạn nhân.

Những thống kê về tai nạn điện cho thấy, nếu việc xử lý, cấp cứu được tiến hành càng nhanh thì tỷ lệ nạn nhân được cứu sống càng cao, trong 1 phút nếu được tách khỏi nguồn và được sơ cấp cứu thì tỷ lệ được cứu sống khoảng 98%, cịn nếu kéo dài đến 6 phút thì tỷ lệ được cứu sống chỉ còn 10%.

Nguyên tắc chung khi sơ, cấp cứu tai nạn điện là phải nhanh nhẹn, bình tĩnh và đúng phương pháp. Cấp cứu người bị điện giật cần thực hiện theo trình tự hai bước cơ bản sau:

5.3.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

- Nguồn cao áp (U ≥ 1.000 V): Người sơ cứu phải mang găng, ủng và sào cách điện chuyên dùng để gạt nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu khơng có phương tiện an tồn trên thì phải thơng báo khẩn cấp cho nhân viên trực trạm đầu nguồn để cắt điện cao áp. Biện pháp gây ngắn mạch đường dây cao áp cũng có thể thực hiện được nhưng người sơ cứu phải có kiến thức tốt về điện và biết cách đề phịng cho chính bản thân mình. Cách làm ngắn mạch như sau: Lấy dây kim loại (đồng, nhôm hoặc dây thép) ném lên đường dây tạo ngắn mạch các pha). Trong trường hợp người bị nạn chỉ chạm vào một pha thì cần nối đất một đầu dây, cịn đầu kia ném vào pha đó, nhưng tránh ném vào người bị nạn.

- Nguồn hạ áp ( U < 1.000 V): Cần nhanh chóng cắt nguồn điện bằng cách cắt các thiết bị đóng cắt gần nạn nhân nhất như công tắc, cầu dao, aptomat, mát cắt điện… Khi cắt cần chú ý:

- Nếu người bị nạn đang ở trên cao thì cần có biện pháp hứng đỡ khi người đó rơi xuống.

Trường hợp khơng có thiết bị đóng cắt thì có thể dùng dao, búa, rìu… có cán cách điện để chặt đứt dây điện. Hoặc dùng gậy, địn gánh, cán cuốc xẻng khơ… để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân; đi giày dép khô hoặc đứng trên bàn, ghế gỗ túm áo kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Hình 5.3. Các phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện hạ áp

5.3.2. Sơ cứu

Ngay sau khi nạn nhân đã được tách ra khỏi nguồn điện, người sơ cứu phải căn cứ vào các hiện tượng sau để xử lý thích hợp:

- Trường hợp nạn nhân chưa mất tri giác: Khi nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị mệt, hơi thở yếu… thì nên đưa nạn nhân đến chỗ thống mát, yên tĩnh và cấp tốc đi mời y - bác sỹ ngay, nếu khơng thì cần chuyển nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất;

- Trường hợp nạn nhân bị mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu: Đưa nạn nhân đến chỗ bằng phẳng, thoáng mát (nếu trời rét thì phải đưa vào nơi kín gió, ấm áp). Đặt nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng. Quan sát nạn nhân, nếu khó thở do dị vật thì moi dị vật, rớt rãi trong miệng nạn nhân ra. Khi nạn nhân có thể thở bình thường thì tiếp tục bấm và day huyệt nhân trung của nạn nhân. Có thể cho nạn nhân ngửi amơniăc, nước tiểu, xoa bóp tồn thân cho nóng lên, đồng thời cử người đi mời y, bác sĩ ngay;

- Trường hợp nạn nhân không thở, tim ngừng đập: Khẩn trường đưa nạn nhân đến chỗ bằng phẳng, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng nạn nhân và tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt ngay.

- Phương pháp hô hấp nhân tạo:

+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm và để ngửa đầu về phía sau kiểm tra khí quản có thơng suốt khơng và lấy các dị vật ra. Nếu hàm bị co cứng phải mở miệng bằng cách để tay áp vào phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón tay cái vào mép hàm để đẩy hàm dưới ra;

+ Kéo ngửa nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm bảo cho khơng khí vào miệng được dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước, đề phịng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản;

+ Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi, một tay bịt mũi nạn nhân, úp miệng mình vào miệng nạn nhân cho thật kín, thổi mạnh vào miệng nạn nhân (nên đặt gạc sạch lên miệng nạn nhân). Việc thổi khí cần nhịp nhàng và liên tục 10 - 12 lần/phút với người lớn, 20 lần/phút với trẻ em. Lặp lại các thao tác trên trong nhiều lần. Nếu không thể thổi vào miệng được thì có thể bịt kín miệng nạn nhân và thổi vào mũi.

- Phương pháp ép tim ngồi lồng ngực:

Nếu có hai người cấp cứu thì một người hà hơi thổi ngạt, cịn người kia xoa bóp nhịp tim. Người xoa bóp nhịp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 dưới xương ức, ấn khoảng 4 - 6 lần thì dừng lại 2 giây để người kia thổi khơng khí vào phổi nạn nhân. Khi ấn, cần ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4 - 6 cm, sau đó giữ tay lại khoảng 1/3 giây rồi mới để tay trở về vị trí ban đầu.

Các thao tác phải được thực hiện liên tục cho đến khi có y - bác sĩ đến và có ý kiến quyết định mới thơi.

Hình 5.4. Sơ cứu nạn nhân bị điện giật 5.4. Các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn điện 5.4. Các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn điện

5.4.1. Quy tắc chung đảm bảo an toàn điện

- Phải che chắn các thiết bị và bộ phận mang điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện. Ví dụ: Cầu dao phải đặt trong hộp kín, chỉ để chi thị ra ngồi; cầu chì, ổ cắm điện phải có nắp đậy, các đầu dây nối phải bọc kín bằng vật liệu cách điện…

- Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các phần tử bình thường khơng mang điện nhưng có nguy cơ bị rị điện theo đúng quy chuẩn.

Hình 5.5. Nối đất thiết bị điện

- Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ và bảo vệ khi làm việc.

- Nghiêm chỉnh thực hiện, chấp hành các quy định, các quy trình, quy phạm về an tồn điện.

- Tổ chức, kiểm tra, vận hành theo đúng quy tắc an toàn.

- Thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị điện và hệ thống.

5.4.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện

a. Các biện pháp chủ động đề phịng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn

- Đảm bảo tốt cách điện: Đối với các thiết bị điện và các đường dây điện. - Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn, ngăn cách các bộ phận mang điện tránh người va chạm phải. Đề phịng bị phóng điện hồ quang, khi người hoặc máy móc làm việc ở gần hay đi lại phía dưới đường dây tải điện cao áp phải tuân theo khoảng cách an toàn tối thiểu theo phương ngang và phương đứng đến dây gần nhất như sau:

Điện áp

(KV) 1 ÷ 20 35 ÷ 110 150 ÷ 200 Đến 300 Đến 500

Khoảng cách

- Ở những nơi nguy hiểm về điện phải sử dụng điện áp theo quy định an toàn. Nơi nguy hiểm điện áp sử dụng không quá 45 V, nơi rất nguy hiểm không quá 12 V.

- Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động đề phịng dẫn điện bất ngờ: Cấm đóng điện khi có người đang làm việc (sửa chữa, lắp đặt…).

b. Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng nguy hiểm

- Thực hiện nối dây trung tính bảo vệ (nối khơng). - Thực hiện nối đất bảo vệ.

- Sử dụng máy cắt điện an tồn, thiết bị chống rị điện (máy cắt vi sai). - Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ.

Các mục tiếp theo của chương này sẽ giới thiệu cách thực hiện một số biện pháp kỹ thuật an toàn cơ bản hay dùng trong thực tế.

5.5. Nối đất bảo vệ thiết bị

Bảo vệ bằng cách nối đất được xem như một trong những biện pháp bảo vệ rất cổ điển nhưng lại là một biện pháp rất hay dùng để bảo vệ điện giật do tiếp xúc gián tiếp vì nó rất đơn giản và đại đa số trong các trường hợp lại ít tốn kém.

Tác dụng của nối đất bảo vệ là để tản dòng điện và giữ mức điện thế thấp trên các vật được nối đất. Trong thực tế có 3 dạng nối đất, đó là:

a. Nối đất làm việc

Là nối điện một số điểm của mạng điện (thường là các điểm trung tính) với hệ thống nối đất, nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, kinh tế khi vận hành hệ thống điện cả trong chế độ làm việc bình thường cũng như khi xảy ra sự cố.

b. Nối đất an toàn (hay nối đất bảo vệ)

Khi cách điện bị hư hỏng, những phần kim loại của thiết bị điện hay các máy, thiết bị khác thường trước kia khơng có điện áp, bây giờ có thể mang hồn tồn điện áp làm việc. Khi người chạm vào, có thể bị tai nạn điện.

Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của máy, thiết bị (bình thường khơng có điện) với vật nối đất bằng sắt thép chơn dưới đất.

Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng điện ba pha có trung tính cách ly, có tác dụng làm cho dịng điện khi chạm vỏ, do lớp cách điện bị hỏng (chập mạch một pha), sẽ truyền xuống đất nhờ dây dẫn nối liên vỏ thiết bị với vật nối đất. Khi chạm vào vỏ thiết bị đã bị chạm mát, thân người khi đó được coi như mắc song song với

vật nối đất có điện trở nhỏ do đó sẽ làm giảm giá trị số dịng điện đi qua người nên khơng gây nguy hiểm.

- Cách nối đất thiết bị an toàn, đơn giản:

So với điện trở của cơ thể con người thì điện trở của dây tiếp đất nhỏ hơn rất nhiều vì vậy dịng điện sẽ qua đó và truyền xuống đất. Để phát huy tốt nhất tác dụng tiếp đất của dây tiếp đất thì dây tiếp đất phải được tiếp xúc tốt khoảng đất rộng, điện trở của dây không quá 4 ôm.

Nếu ở chung cư hoặc nhà riêng nhưng khơng có sẵn hệ thống tiếp đất (ổ cắm 3 chấu), ta có thể tận dụng chính khung cửa bằng kim loại (có thể là khung cửa sổ, cửa ra vào, khung nhôm, khung sắt…) hoặc bất kỳ phần kim loại nào có chân chơn vào tường/sàn vài cm.

Lấy 1 sợi dây kim loại (khơng cần to, thậm chí cả dây con chuột máy tính/cục sạc bị hư cũng được nhưng phả có vỏ bọc) nối từ vỏ các thiết bị điện rồi cho tiếp xúc trực tiếp với phần kim loại của vật đó.

Lưu ý: Nếu có lớp sơn thì phải cạo đi, nếu có lớp bụi bẩn, keo… phải lau

chùi/cạo cho lộ hẳn phần kim loại ra, và phải chắc chắn chân của vật này tiếp xúc trực tiếp vào tường (có những khung cửa được bắt khoan vào tường thông qua những con ốc đã bọc nhựa bên ngồi thì sẽ mất tác dụng dẫn điện).

Hình 5.6. Nối đất bảo vệ thiết bị

c. Nối đất chống sét

Là nối điện thiết bị chống sét (kim thu lôi, dây thu sét, lưới thu sét…) với hệ thống nối đất nhằm tản dòng điện sét vào trong đất và giữ cho điện áp tại mọi điểm không quá lớn, đảm bảo an tồn cho các cơng trình, thiết bị và con người khi có sét đánh.

- Nội dung chống sét bao gồm: + Chống sét đánh thẳng;

+ Chống sét lan truyền từ đường dây hoặc ống dẫn kim loại vào cơng trình. - Chống sét đánh thẳng:

Chống sét đánh thẳng cho 1 cơng trình dân dụng bao gồm: bộ phận thu sét, bộ phận dẫn sét, bộ phận nối đất.

- Bộ phận thu sét:

Kim thu sét dạng thanh có đường kính 15 mm; chiều dài 150 mm mạ kẽm hoặc nhôm đặt lên cột thu lôi. Nếu một cột thu lơi khơng đảm bảo an tồn cho tồn bộ cơng trình thì đặt vài cột. Bộ phận thu sét được đặt trực tiếp trên cơng trình hay đặt bên ngồi cơng trình là căn cứ theo kết cấu và hình dáng cơng trình hoặc phân loại theo cơng trình. Lựa chọn chiều dài của kim cịn phụ thuộc vào cấu trúc của cơng trình cần được bảo vệ.

- Dây dẫn sét:

Được làm từ thanh hoặc dây kim loại, tiết diện không nhỏ 50 mm2 và phải được nối chắc chắn với phần thu sét và vật nối đất bằng cách hàn.

Dây dẫn sét sẽ kéo dài xuống đất và nối với đầu cọc nối đất, cọc này đóng cách xa móng tường khoảng 5 m.

- Vật nối đất:

Tùy thuộc vào loại đất và độ ẩm trong đất phải dùng 1 cọc hay 1 cụm cọc gồm nhiều cọc nối đất. Cọc nối đất có thể là cọc thép trịn, thép ống, thép góc đóng ngập sâu xuống đất hoặc các thanh thép dài chôn trong đất cách mặt đất từ 0,5 - 0,8 m. Cọc nối đất nên dài từ 2,5 m đến 3 m để dễ đóng xuống đất. Dùng thép dẹt 20x5 cm để nối từ đầu cọc này sang đầu cọc kia. Khi dùng nhiều cọc nối đất thì dây dẫn sét được nối với điểm giữa của cụm cọc nối đất. Điện trở của hệ thống ln dưới 4 Ơm.

- Chống sét lan truyền:

Dịng điện sét có thể lan truyền theo đường cáp điện cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt hoặc có thể lan truyền theo đường truyền thông tin, dữ liệu như đường dây điện thoại, đường nối mạng của các máy vi tính… do vậy ta phải thực hiện biện pháp an toàn trên cả hai đường mà sét có thể lan truyền:

+ Chống sét lan truyền trên đường cấp nguồn điện cho thiết bị; + Chống sét lan truyền trên đường truyền thông tin, dữ liệu.

5.6. Bảo vệ nối dây trung tính

Bảo vệ nối dây trung tính là dùng dây dẫn điện nối các phần kim loại của thiết bị (bình thường khơng có điện) với dây trung tính hay dây khơng.

Mục đích dùng bảo vệ nối dây trung tính nhằm biến sự cố chạm vỏ thiết bị điện thành sự cố ngắn mạch pha - trung tính làm tăng dịng điện sự cố, giúp các thiết bị bảo vệ (cầu chì, aptomat, máy cắt điện…) tác động nhanh cắt thiết bị điện có sự cố cách điện ra khỏi nguồn điện, tránh nguy hiểm cho con người trong các mạng điện hạ áp trung tính nối đất trực tiếp mà người hay chạm phải.

Hình 5.8. Bảo vệ nối dây trung tính

Lưu ý: Trong hệ thống mạng có dây trung tính nối đất, khơng được phép áp

dụng hình thức nối đất bảo vệ nào khác có thể được giải thích như sau:

Khi cách điện của thiết bị điện bị chọc thủng, sẽ có dịng điện chạm vỏ rồi đi xuống đất - Id được tính gần đúng: d p d R r U I   0 Trong đó: Up: Điện áp pha;

Giả sử, khi điện áp dưới 1.000 V, dịng điện Id khơng phải lúc nào cũng đủ lớn để dây chảy hoặc các thiết bị bảo vệ khác làm việc để loại trừ thiết bị hư hỏng cách điện. Ví dụ: Với mạng 380/220 V; r0 = Rd = 4 Ω thì A R r U I d p d 27,5 4 4 220 0     

Với trị số Id = 27,5 A chỉ làm chảy dây chảy có dịng điện định mức:

A IđmCC 14 11 5 , 2 2 5 , 27    

Nếu chọn dây chảy lớn sẽ dẫn đến sự cố chạm vỏ tồn tại lâu dài, lúc đó vỏ thiết bị sẽ có điện áp Uvỏ nếu người chạm vào sẽ phải chịu toàn bộ điện áp:

d d p d d vo ng R R r U R I U U . . 0    Với Up = 220 V, r0 = Rd = 4 Ω thì: txcp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)