Các phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện hạ áp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 106 - 107)

5.3.2. Sơ cứu

Ngay sau khi nạn nhân đã được tách ra khỏi nguồn điện, người sơ cứu phải căn cứ vào các hiện tượng sau để xử lý thích hợp:

- Trường hợp nạn nhân chưa mất tri giác: Khi nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị mệt, hơi thở yếu… thì nên đưa nạn nhân đến chỗ thoáng mát, yên tĩnh và cấp tốc đi mời y - bác sỹ ngay, nếu khơng thì cần chuyển nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất;

- Trường hợp nạn nhân bị mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu: Đưa nạn nhân đến chỗ bằng phẳng, thoáng mát (nếu trời rét thì phải đưa vào nơi kín gió, ấm áp). Đặt nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng. Quan sát nạn nhân, nếu khó thở do dị vật thì moi dị vật, rớt rãi trong miệng nạn nhân ra. Khi nạn nhân có thể thở bình thường thì tiếp tục bấm và day huyệt nhân trung của nạn nhân. Có thể cho nạn nhân ngửi amơniăc, nước tiểu, xoa bóp tồn thân cho nóng lên, đồng thời cử người đi mời y, bác sĩ ngay;

- Trường hợp nạn nhân không thở, tim ngừng đập: Khẩn trường đưa nạn nhân đến chỗ bằng phẳng, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng nạn nhân và tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt ngay.

- Phương pháp hô hấp nhân tạo:

+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm và để ngửa đầu về phía sau kiểm tra khí quản có thơng suốt khơng và lấy các dị vật ra. Nếu hàm bị co cứng phải mở miệng bằng cách để tay áp vào phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón tay cái vào mép hàm để đẩy hàm dưới ra;

+ Kéo ngửa nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm bảo cho khơng khí vào miệng được dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước, đề phịng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản;

+ Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi, một tay bịt mũi nạn nhân, úp miệng mình vào miệng nạn nhân cho thật kín, thổi mạnh vào miệng nạn nhân (nên đặt gạc sạch lên miệng nạn nhân). Việc thổi khí cần nhịp nhàng và liên tục 10 - 12 lần/phút với người lớn, 20 lần/phút với trẻ em. Lặp lại các thao tác trên trong nhiều lần. Nếu khơng thể thổi vào miệng được thì có thể bịt kín miệng nạn nhân và thổi vào mũi.

- Phương pháp ép tim ngồi lồng ngực:

Nếu có hai người cấp cứu thì một người hà hơi thổi ngạt, cịn người kia xoa bóp nhịp tim. Người xoa bóp nhịp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 dưới xương ức, ấn khoảng 4 - 6 lần thì dừng lại 2 giây để người kia thổi khơng khí vào phổi nạn nhân. Khi ấn, cần ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4 - 6 cm, sau đó giữ tay lại khoảng 1/3 giây rồi mới để tay trở về vị trí ban đầu.

Các thao tác phải được thực hiện liên tục cho đến khi có y - bác sĩ đến và có ý kiến quyết định mới thôi.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)