Yêu cầu an toàn tối thiểu khi lựa chọn giải pháp công nghệ xây dựng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 124 - 125)

Chương 6 AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG

6.4.1. Yêu cầu an toàn tối thiểu khi lựa chọn giải pháp công nghệ xây dựng

Giải pháp cơng nghệ khi thi cơng có rất nhiều giải pháp khác nhau, việc lựa chọn giải pháp nào cần chú ý đến các vấn đề như tính khả thi (được xem là yêu cầu đầu tiên), chất lượng thi cơng cơng trình, thời hạn hồn thành, giá thành… và yếu tố khơng thể thiếu được đó là an tồn, vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường.

Trên quan điểm coi vấn đề an toàn và vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường là yếu tố quan trong nhất thì việc lựa chọn giải pháp cơng nghệ nên giải quyết theo hướng:

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, sử dụng các phương tiện cơ giới hóa đến mức cao nhất, cơng xưởng hóa việc chế tạo và chuẩn bị vật liệu, tạo điều kiện nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động;

- Việc tính tốn độ bền, độ ổn định của các hệ thống kết cấu như giàn giáo, cột chống, ván khn… phải hết sức chính xác và an tồn;

- Tổ chức lao động và chuẩn bị điều kiện lao động một cách khoa học, trang bị bảo vệ cá nhân đầy đủ, góp phần cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, hạn chế tai nạn rủi ro và bệnh nghề nghiệp phát sinh;

- Đảm bảo an tồn cho các q trình xây dựng cơng trình trên cao, cơng trình ngầm, cơng trình thi cơng đất đá…;

- Đảm bảo an tồn trong q trình vận chuyển ngun vật liệu, trong việc đi lại của công nhân trên công trường;

- Lựa chọn bố trí máy móc phù hợp, đặc biệt chú ý bố trí hệ thống chuyên trở vật liệu bằng băng tải và cầu trục;

- Đảm bảo an tồn khi sử dụng điện trên cơng trường;

- Đảm bảo an tồn phịng cháy, chữa cháy, chuẩn bị mọi phương án, phương tiện phịng chữa cháy khi có sự cố.

6.4.2. u cầu an tồn khi lập tiến độ thi cơng

Tiến độ thi cơng có vai trị quan trọng trong cơng tác bảo hộ lao động bởi nó liên quan đến mức độ huy động máy móc, thiết bị, vật liệu, con người và đặc biệt là nhịp độ lao động, chính những yếu tố này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng xảy ra và mức độ của tai nạn lao động. Vì vậy, khi lập tiến độ thi công cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Trình tự và thời gian thi cơng các cơng việc phải xác định trên cơ sở yêu cầu và điều kiện kỹ thuật để đảm bảo sự ổn định từng bộ phận hay tồn bộ cơng trình tại bất kỳ thời điểm nào, tránh tình trạng chồng chéo, nhịp độ lao động thay đổi một cách bất bình thường;

- Khi tổ chức thi công xen kẽ (tại một nơi tiến hành cùng lúc nhiều công việc khác nhau), khơng được phép bố trí người làm việc ở nhiều độ cao khác nhau trên cùng một trục thẳng đứng nếu khơng có sàn, lưới bảo vệ (tránh rơi vật liệu, dụng cụ xuống người phía dưới);

- Khơng bố trí làm việc trong tầm hoạt động của thiết bị nâng;

- Xác định kích thước các cơng đoạn, tuyến công tác hợp lý sao cho việc di chuyển của tồn đội nói chung và cá nhân nói riêng trong một ca làm việc là ít nhất;

- Khi tổ chức thi công theo dây chuyền phải đảm bảo sự nhịp nhàng giữa các bộ phận, tránh chồng chéo nhau làm giảm năng suất và dễ gây tai nạn lao động;

- Khi cơng việc địi hỏi thực hiện trong thời gian ngắn thì việc lập tiến độ cần khai thác tối đa về lực lượng lao động, về máy móc thiết bị, khơng nên kéo dài thời gian làm việc của công nhân quá mức. Trong trường hợp u cầu cơng việc địi hỏi mức độ lao động khẩn trương cao (chẳng hạn do yếu tố thời tiết chi phối nên tiến độ thi công bị dồn ép hay khi đổ bê tông sàn…) thời gian làm việc của công nhân buộc phải kéo dài thì cần bố trí ca, kíp hợp lý để cơng nhân có điều kiện nghỉ ngơi tại chỗ một cách tốt nhất, tránh tình trạng cơng việc q căng thẳng dễ dẫn đến xảy ra tai nạn lao động.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)