Chương 3 KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG
3.2. Các yếu tố có hại thường gặp trong môi trường lao động
3.2.5. Chiếu sáng trong sản xuất
3.2.5.1. Ý nghĩa việc chiếu sáng
Môi trường lao động tốt phải có ánh sáng thích hợp cho người lao động và công việc. Chiếu sáng không đạt yêu cầu sẽ làm mệt mỏi thị giác, khó khăn trong khi tiến hành cơng việc, dẫn tới giảm năng suất lao động và có thể là nguyên nhân gây tai nạn hoặc các bệnh về mắt. Có thể nói trong sản xuất ánh sáng ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất lao động, sức khỏe và an toàn của người lao động.
Đơn vị đo độ chiếu sáng là Lux.
Thiết bị đo Luxmetre điện tử đo ánh sáng cục bộ tại bàn làm việc của các công nhân và đo ánh sáng chung tồn phịng làm việc ở các vị trí khác nhau.
Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo thông tư số 22/2016/TT-BYT, ngày 30 tháng 06 năm 2016 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc (Phụ lục số 02).
3.2.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chiếu sáng a. Quang thông
Để đánh giá khả năng phát sáng của vật, người ta dùng đại lượng quang thông. Quang thơng là phần cơng suất bức xạ, có khả năng gây ra cảm giác sáng cho thị giác của con người.
Quang thơng của một vài nguồn sáng: + Đèn dây tóc nung 60 W ≈ 850 lm;
+ Đèn dây tóc nung 100 W ≈ 1.600 lm; + Nến parafin trung bình ≈ 15 lm.
b. Độ rọi
Lượng ánh sáng cần thiết chiếu sáng trên bề mặt diện tích nhất định cho một công việc được xác định theo đơn vị là Lux, đo bằng Luxmetre. Độ rọi là đại lượng để đánh giá mức độ chiếu sáng của bề mặt, nghĩa là mật độ quang thông của luồng ánh sáng tại một điểm trên bề mặt được chiếu sáng.
Hình 3.4. Quan hệ giữa quang thơng và độ rọi
c. Khả năng phân giải của mắt
Là kích thước góc nhìn vật tối thiểu. Đây là một chức năng quan trọng của mắt để phân biệt những vật nhìn hay những chi tiết có kích thước nhỏ. Khả năng phân giải được đánh giá bằng kích thước góc nhìn tối thiểu α trong điều kiện chiếu sáng tốt. Do đó, đối với những cơng việc thường xun phải phân biệt những vật có kích thước nhỏ thì phải đảm bảo chiếu sáng tốt, đầy đủ và khơng có hiện tượng chói lóa, khi phải phân biệt những kích thước q nhỏ thì cần phải có kính phóng đại.
d. Chói lóa
Là hiện tượng chiếu sáng gây khó chịu và làm giảm khả năng nhìn của mắt. Chói lóa xảy ra khi trong phạm vi của trường nhìn xuất hiện một vật hoặc nguồn sáng có độ chói lóa quá lớn.
Khi mắt bị chói lóa buộc người lao động phải mất thời gian để cho mắt thích nghi khi nhìn từ trường ánh sáng thường sang trường ánh sáng chói thì khơng thể làm việc được bình thường, khơng nhìn rõ các vật, thần kinh căng thẳng, giảm khả năng làm việc và dễ xảy ta tai nạn lao động.
Ví dụ: Khi gặp đèn pha ơtơ chiếu ngược chiều, mắt người không thể quan sát phân biệt được mọi vật trên đường đi do bị chói lóa dễ bị tai nạn. Trong nhà xưởng, đèn pha chiếu sáng nếu sắp xếp khơng đúng sẽ gây chói lóa cho cơng nhân, người cơng nhân khơng thể thao tác, quan sát chính xác mọi sự vật và cơng việc lao động.
e. Tốc độ phân giải của mắt
Quá trình nhận thức khi nhìn vật của mắt được tiến hành sau một thời gian cần thiết để phân giải được mọi chi tiết. Tốc độ phân giải là nghịch số của thời gian cần thiết để nhận biết các chi tiết của mắt được đi bằng giây (s). Cùng quan sát một vật, tùy thuộc vào độ chiếu sáng khác nhau, khả năng phân giải của mắt cũng có thời gian khác nhau.
Tốc độ phân giải của mắt phụ thuộc chủ yếu vào độ rọi sáng trên vật tăng từ 0 - 2.000 lux, sau đó tăng khơng đáng kể.
Tốc độ phân giải còn chịu ảnh hưởng bởi thời gian thích ứng của mắt. Mắt chuyển từ trường sáng đến trường nhìn tối mất 15 - 20 phút. Ngược lại từ trường nhìn tối sang trường nhìn sáng mất 8 - 10 phút. Vì vậy, phải đảm bảo độ sáng đủ lớn trong trường nhìn và ánh sáng phải được phân bố đều trên bề mặt làm việc.
3.2.5.3. Ảnh hưởng của việc chiếu sáng tới người lao động
Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn, mắt phải điều tiết quá nhiều gây mệt mỏi. Tình trạng mệt mỏi kéo dài sẽ gây căng thẳng làm chậm phản xạ thần kinh, khả năng phân biệt của mắt đối với sự vật dần dần bị sút kém.
Giảm thị lực của công nhân, gây cận thị đối với người trẻ tuổi.
Gây tai nạn lao động, giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu.
3.2.5.4. Chiếu sáng hiệu quả chỗ làm việc
Để có điều kiện chiếu sáng chỗ làm việc, có ánh sáng thích hợp với tâm sinh lý người lao động phải đảm bảo độ rọi ánh sáng rộng bao trùm hết vùng bức xạ khả kiến giúp cho mắt người lao động cảm nhận chính xác về màu sắc, hình thể sự việc.
Trước hết khi thiết kế chiếu sáng phải luôn bám sát yêu cầu đảm bảo cho người lao động có một chế độ ánh sáng tiện nghi tối đa trong khi người lao động nhằm thao tác chính xác, khơng căng thẳng, mệt mỏi thần kinh, thị giác… đạt hiệu quả lao động ngăn ngừa tai nạn lao động. Độ rọi phải đảm bảo tiêu chuẩn, không quá cao hoặc quá thấp đặc biệt khơng để chói lóa bất cứ vị trí nào trong nhà xưởng. Hướng lấy ánh sáng phải bố trí sao cho khơng tạo bóng người và thiết bị.
Sự tạo bóng gây khó chịu trong quan sát do độ sáng phân bố không đều trong mặt bằng làm việc, bề mặt làm việc phải có độ chiếu sáng cao hơn các bề mặt khác trong nhà xưởng.
Ở nước ta có khí hậu nhiệt đới, quanh năm có ánh nắng mặt trời. Đây là điều kiện thuận lợi để sử dụng chiếu sáng tự nhiên. Trong thực tế, để đảm bảo chiếu sáng trực tiếp trong mọi điều kiện cũng phải kết hợp chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo.
a. Chiếu sáng tự nhiên
Tia sáng mặt trời xuyên qua khí quyển một phần bị khí quyển tán xạ và hấp thụ, một phần truyền thẳng đến mặt đất. Ánh sáng mặt trời sinh ra là ánh sáng có sẵn, thích hợp và có tác dụng tốt về mặt sinh lý đối với con người, song khơng ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết và điều kiện bố trí. Độ rọi do ánh sáng tán xạ của bầu trời gây ra trên mặt đất về mùa hè đạt đến 60.000 ÷ 70.000 lux, về mùa đơng cũng đạt tới 8.000 lux.
Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên phải luôn luôn bám sát vào những yêu cầu chiếu sáng đảm bảo cho người lao động có một chế độ ánh sáng tiện nghi tối đa trong khi lao động mà vẫn đảm bảo chi phí ánh sáng tối thiểu. Một số lưu ý khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên:
- Nhà xưởng cần thiết kế các loại cửa lấy ánh sáng tự nhiên có cấu tạo đơn giản, an toàn, dễ sửa chữa và sử dụng;
- Có nhiều kiểu cửa chiếu sáng đa dạng và mở ở nhiều vị trí khác nhau phù hợp với điều kiện nhà xưởng như cửa mái, cửa sổ, cửa lớn... Lưu ý cửa lấy ánh sáng kết hợp với hiệu quả thơng gió, tăng độ thơng thống trong nhà xưởng.
Hình 3.5. Hướng lấy ánh sáng tự nhiên
b. Chiếu sáng nhân tạo (chiếu sáng đèn điện)
Chiếu sáng điện cho sản xuất phải tạo ra trong phòng một chế độ ánh sáng đảm bảo điều kiện nhìn rõ, nhìn tinh và phân giải nhanh các vật nhìn của mắt trong quá trình lao động.
Cho đến nay, nguồn sáng điện chủ yếu vẫn dùng đèn nung nóng và đèn huỳnh quang.
- Đèn nung nóng:
Phát sáng theo nguyên lý là các vật rắn khi nung nóng đến 5000C sẽ phát sáng. Đèn nung nóng có nhiều kiểu loại khác nhau và phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau, cơng suất từ 1 - 1.500 W.
Đèn nung nóng có quang phổ chứa nhiều thành phần màu đỏ, vàng gần với quang phổ của màu lửa nên rất phù hợp với tâm sinh lý con người nhưng nó lại thiếu quang phổ ánh sáng màu xanh, màu lam, màu chàm, tím khơng giống ánh sáng Mặt trời nên không thuận lợi cho việc chiếu sáng trưng bày, phân biệt màu sắc thật của vật. Tuy nhiên, đèn nung nóng có một số ưu điểm mà nhờ đó đến nay nó vẫn tồn tại:
- Đèn nung nóng rẻ tiền, dễ chế tạo, dễ bảo quản và sử dụng; - Phát sáng ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ của mơi trường;
- Ánh sáng đèn nung nóng hợp tâm sinh lý con người hơn nên làm việc dưới ánh sáng đèn nung nóng năng suất lao động theo những nghiên cứu của các nhà khoa học cao hơn so với đèn huỳnh quang là 10%;
- Đèn nung nóng có khả năng phát sáng tập trung và cường độ lớn thích hợp cho chiếu sáng cục bộ;
- Một ưu điểm lớn của đèn của đèn nung nóng là có thể phát sáng với điện áp thấp hơn nhiều so với điện áp định mức của đèn, cho nên được sử dụng trong chiếu sáng an toàn, chiếu sáng sự cố.
- Đèn huỳnh quang: Là nguồn sáng phóng điện nhờ chất khí. Đèn huỳnh quang chiếu sáng dựa trên hiệu ứng quang điện. Đèn huỳnh quang có nhiều loại như đèn thủy ngân áp suất thấp, áp suất cao.
Đèn huỳnh quang nói chung có nhiều ưu điểm: Hiệu suất phát sáng cao, thời gian sử dụng dài vì thế hiệu quả kinh tế cao hơn đèn sợi đốt từ 2 - 2,5 lần. Đèn huỳnh quang cho phổ quang phát xạ gần với ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm sau:
- Chỉ phát quang ổn định khi nhiệt độ khơng khí dao động khoảng từ 15 - 350C, điện áp thay đổi khoảng 10% đã làm đèn không làm việc được;
- Giá thành cao, sử dụng phức tạp hơn. Ngoài ra, đèn huỳnh quang cịn có hiện tượng quang thơng dao động theo tần số của điện áp xoay chiều làm khó chịu khi nhìn, có hại cho mắt;
- Làm việc dưới ánh sáng đèn huỳnh quang, năng suất lao động thường thấp hơn so với làm việc dưới ánh sáng đèn nung nóng khi cùng một tiêu chuẩn chiếu sáng.
Căn cứ vào ưu nhược điểm của mỗi loại đèn, khi sử dụng chiếu sáng nhân tạo, lưu ý nên sử dụng kết hợp cả đèn nung nóng và đèn huỳnh quang để tăng độ rọi sáng theo tiêu chuẩn, khắc phục nhược điểm cũng như tận dụng ưu điểm mỗi loại nhằm tạo ra trường sáng phù hợp tâm sinh lý và đảm bảo độ chiếu sáng cho người lao động. Đây cũng là một trong những giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có hiệu quả.
Tuy nhiên, trong môi trường lao động, một vấn đề cần được quan tâm là đảm bảo độ sáng song phải chống chói lóa. Hiện tượng chói lóa tại mơi trường lao động sẽ gây trạng thái căng thẳng về thần kinh, thị giác, người lao động khó thao tác chính xác và có thể dẫn tới tai nạn lao động.
c. Thiết kế chiếu sáng
Ánh sáng tự nhiên có tính năng sinh lý rất cao, cho nên khi thiết kế chiếu sáng đều phải hướng tới mục tiêu tạo ra ánh sáng tự nhiên càng tốt. Thiết kế chiếu sáng điện phải đảm bảo điều kiện sáng cho lao động tốt nhất, hợp lý nhất mà kinh tế nhất, có 3 phương án cơ bản:
* Phương thức chiếu sáng chung:
Trong tồn bộ phịng có nột hệ thống chiếu sáng từ trên xuống gây ra một độ chói khơng gian nhất định và một độ rọi không gian nhất định trên toàn bộ mặt phẳng lao động.
* Phương thức chiếu sáng cục bộ:
Chia không gian lớn của phịng ra nhiều khơng gian nhỏ, mỗi khơng gian nhỏ của phịng có một chế độ chiếu sáng khác nhau.
* Phương thức chiếu sáng hỗn hợp:
Là phương thức chiếu sáng chung được bổ sung thêm những đèn cần thiết đảm bảo độ rọi lớn tại những chỗ làm việc của con người.
Cũng như chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo cũng phải thành lập các tiêu chuẩn căn cứ theo quy luật về độ nhìn của thị giác đối với vật quan sát trong trường nhìn và hồn cảnh cụ thể.
3.2.5.5. Các biện pháp hạn chế chói lóa
- Để giảm độ bóng của các bề mặt có thể dùng sơn màu hoặc thay đổi hướng chiếu sáng.
- Để hạn chế độ chói lóa của đèn điện cần lắp chao chụp đèn có góc bảo vệ > 150 đối với đèn huỳnh quang và > 100 đối với đèn dây tóc.
- Đối với chiếu sáng cục bộ cần phải có chao chụp làm bằng vật liệu không xuyên sáng có góc bảo vệ > 300.
- Đối với công việc hàn điện hoặc hàn hơi, người thợ hàn phải sử dụng kính hàn đúng số để tránh cho mắt bị tổn thương do các tia cực tím trong ngọn lửa hàn tác động trực tiếp gây nên.
Đảm bảo độ cao treo đèn (so với nền nhà) để vừa nâng cao được hiệu quả chiếu sáng vừa đồng thời hạn chế được chói lóa.
Bảng 3.6. Cách treo đèn huỳnh quang tại nơi làm việc
Tính chất của đèn Góc bảo vệ
của đèn
Độ cao theo số lượng bóng (m)
< 4 bóng > 4 bóng Đèn ánh sáng trực tiếp phản xạ khuếch tán 150 - 200 4 4,5 250 - 400 3 3,5 > 400 Khơng hạn chế Đèn có ánh sáng tán xạ 2 3,2 3 4
Bảng 3.7. Cách treo đèn nung nóng tại nơi làm việc Tính chất của đèn Tính chất của đèn
Độ cao theo số lượng bóng (m) Cơng suất bóng < 200 W Cơng suất bóng > 200 W Đèn có bộ phận phản xạ khuếch tán có: + Góc bảo vệ 10- 300 3 4 + Góc bảo vệ > 300 Không hạn chế 3 Đèn phản xạ gương + Phân bố ánh sáng sâu 2,5 3 + Phân bố ánh sáng rộng 4 6
Đèn khơng có bao chụp nhưng có vỏ