Chương 6 AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG
6.1. Phân tích điều kiện lao động và những tai nạn thường gặp trong xây dựng
6.1.1. Điều kiện lao động của ngành xây dựng
Ngành xây dựng có đặc thù là cơng việc thường được tiến hành ngồi trời, trên cao hoặc dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp, địa bàn lao động thay đổi, do đó điều kiện lao động của cơng nhân có những đặc điểm sau:
- Công việc lao động thường tiến hành ngồi trời do đó chịu sự chi phối của yếu tố thời tiết, sự chi phối này không những ảnh hưởng đến năng suất, tiến độ thi công, chất lượng cơng trình mà cịn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an tồn của người lao động. Đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra như đổ tường, sập hầm hố… do nguyên nhân thời tiết;
- Công việc xây dựng rất đa đạng, bao gồm nhiều việc khác nhau, trong đó có rất nhiều cơng việc nặng nhọc (thi công đất đá, vận chuyển vật liệu, phá dỡ…) mà mức độ cơ giới hóa cịn thấp hoặc chưa có. Điều kiện lao động đó đã khiến người thợ phải làm thủ công, năng suất thấp, yếu tố rủi ro nhiều;
- Q trình lao động phức tạp, có nhiều cơng việc khiến người công nhân phải làm việc ở tư thế gị bó, khơng thỏai mái: Khi quỳ, khi thì khom lưng, ngồi xổm, khi thì nằm ngửa hay ngửa mặt (thợ hàn kết cấu, thợ nề xây trát các bộ phận cơng trình…) hay làm việc ở những khơng gian phức tạp (làm việc trong các đường hầm, cơng trình dưới nước, trên cao…) là những nơi có nhiều nguy cơ tai nạn;
- Nhiều công việc được tiến hành trong mơi trường độc hại, ơ nhiễm (bụi, khí độc, tiếng ồn lớn như cơng nhân sản xuất vật liệu xây dựng nói chung, điển hình là sản xuất xi măng, khai thác cát đá sản xuất gạch chịu lửa, trộn bê tông và ngay cả trên mặt bằng công trường), tiềng ồn và rung động lớn (các máy đầm, máy đóng cọc, gia cơng cơ khí, các dụng cụ khoan phá cầm tay…) hoặc phơi khí độc (các vật liệu trang trí sơn…) làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động;
- Do địa bàn luôn luôn thay đổi nên điều kiện nơi ăn ở, sinh hoạt khó khăn, thường là tạm bợ. Công tác vệ sinh lao động không được quan tâm đúng mức. Chính những yếu tố đó cũng là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ốm đau, bệnh tật và tai nạn lao động;
- Công nhân xây dựng chưa được đào tạo một cách có hệ thống nên trong xử lý cơng việc, tình huống cịn lúng túng, thậm chí thao tác sai dẫn đến tai nạn lao động.
6.1.2. Các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thường gặp trong xây dựng
a. Tai nạn lao động
Do tính chất và đặc điểm cơng việc trong xây dựng, tai nạn lao động hàng năm xảy ra rất nhiều, có thể liệt kê một số dạng tai nạn sau đây:
- Ngã từ trên cao:
Do làm việc trên cao trong điều kiện thiếu trang bị an tồn như dây an tồn, vì một lý do nào đó như trượt chân, gẫy thang, sập giàn giáo… sẽ bị rơi xuống đất, gây tai nạn. Những tai nạn này thường là rất nặng như gẫy xương, chấn thương nội tạng, tử vong.
- Rơi vật vào người:
Vật liệu như gạch, ngói, gỗ, dụng cụ xây dựng ở trên cao khi làm việc sơ ý để rơi xuống trúng người bên dưới, gây tai nạn lao động. Những tai nạn này gây chấn thương, gây chảy máu và đặc biệt khi rơi vào đầu sẽ gây chấn thương sọ não, có thể làm chết người.
- Dẫm phải đinh:
Trong các cơng trình xây dựng sử dụng rất nhiều đinh, nếu để đinh rơi vãi trên khu vực làm việc, đặc biệt là đinh ở các tấm cán lót (cốt pha) khơng được để gọn một nơi thì người cá nhân do mải chú ý đến công việc nên dễ dẫm phải đinh gây chảy máu. Ngồi ra, cịn một số trường hợp nếu không được chữa trị kịp thời, đúng mức thì có thể gây chết người.
- Sập hầm, hố:
Khi thi cơng các cơng trình ở sâu như đào móng, đào đường hầm… do đặc điểm địa chất phức tạp, dễ sụt lở, nếu khơng có các biện pháp an tồn thích hợp có thể sẽ gây sự cố sập hầm, hố… Tai nạn trong các trường hợp này rất lớn và trầm trọng vì thường có đơng người.
- Sập đổ cơng trình:
Cơng trình đang xây dựng, độ ổn định chưa cao, nếu kỹ thuật không tốt, thời tiết bất lợi thường có thể gây ra sự cố sụp đổ cơng trình, gây tai nạn lao động.
- Điện giật:
Thơng thường nơi xây dựng ban đầu chưa có hệ thống đường dây điện an tồn mà chỉ có hệ thống đường dây tạm bợ, cũ nát nên gây sự cố rò điện, chập điện trong
điều kiện ẩm ướt nên dẫn đến người cá nhân bị điện giật gây tử vong. Đặc biệt một số cơng trình xây dựng hiện nay (chủ yếu là nhà tư nhân) không tuân thủ nguyên tắc an toàn điện, xây dựng gần đường điện cao áp nên trong quá trình xây dựng, do sơ ý người công nhân bị điện giật chết.
- Trượt ngã hay rơi xuống hố sâu:
Ở mỗi cơng trình xây dựng đều có các hố sâu (hố móng, bể chứa…) nếu khơng được che chắn cẩn thận, có hệ thống biển báo nguy hiểm thì người cơng nhân khi đi vào khu vực đó dễ bị rơi xuống hố, gây tai nạn.
Ngoài ra cịn có thể xảy ra một số tai nạn nhưng mức độ nghiêm trọng không cao như đứt chân, tay gây chảy máu.
b. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ của các yếu tố độc hại tạo ra trong sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động. Bệnh nghề nghiệp gây hủy hoại sức khỏe hoặc gây chết người. Khác với tai nạn lao động gây chấn thương hay chết người một cách đột ngột, bệnh nghề nghiệp thì gây suy giảm sức khỏe một cách từ từ trong một thời gian nhất định. Trong xây dựng có thể một số bệnh nghề nghiệp như:
- Bệnh bụi phổi: Do làm việc ở nơi có bụi cao (thi cơng đường, nhà máy sản xuất xi măng…);
- Bệnh dị ứng da: Do tiếp xúc với vôi, xi măng, sơn tường…; - Bệnh vẹo xương: Do làm việc ở tư thế gị bó dài ngày.
Trong điều kiện lao động ở nước ta hiện nay, việc đưa máy móc thiết bị thay thế con người ở những nơi làm việc khó khăn, độc hại cịn hạn chế thì vấn đề bệnh nghề nghiệp vẫn cịn ở mức cao. Để đảm bảo sức khỏe của người lao động thì các nhà quản lý phải hết sức quan tâm đến việc cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.