- Đảm bảo không gian thao tác vận động trong tầm với tối ưu, thích ứng 90% số người sử dụng: tư thế làm việc, điều kiện thuận lợi (với cơ cấu điều khiển) ghế ngồi phù hợp (thuộc phạm trù nhân trắc học).
- Đảm bảo điều kiện lao động thị giác: Khả năng nhìn rõ quá trình làm việc, nhìn rõ các phương tiện thơng tin, cơ cấu điều khiển, các ký hiệu, biểu đồ, màu sắc.
- Đảm bảo điều kiện sử dụng thơng tin thính giác, xúc giác.
- Đảm bảo tải trọng thể lực: Tải trọng đối với tay, chân, tải trọng động, tải trọng tĩnh.
- Đảm bảo tâm lý phù hợp, tránh quá tải, hay đơn điệu.
4.2.2. Thiết bị che chắn
a. Khái niệm
Thiết bị che chắn là những phương tiện và thiết bị an toàn được sử dụng để che chắn, cách li những vùng nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
b. Mục đích
Thiết bị che chắn được sử dụng nhằm mục đích: - Ngăn ngừa, che chắn các bộ phận chuyển động; - Cách ly, che chắn các vùng nguy hiểm;
- Ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao động trong khi làm việc.
Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cấu tạo của thiết bị che chắn đơn giản hay phức tạp và được chế tạo bởi các loại vật liệu khác nhau.
c. Yêu cầu đối với thiết bị che chắn
- Phải ngăn ngừa được tác động của các yếu tố nguy hiểm.
- Phải bền chắc dưới tác động của các yếu tố cơ, nhiệt, hóa và khơng gây biến dạng hình học, nóng chảy hoặc ăn mịn.
- Khơng làm hạn chế khả năng công nghệ cũng như quan sát, bảo dưỡng và vệ sinh công nghiệp.
d. Phân loại thiết bị che chắn