Một số chân thang và góc nghiêng khi bắc thang

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 129 - 138)

+ Thang lên xuống giữa các tầng phải chắc chắn và độ dốc không quá lớn, nếu thang cao phải có lan can bảo vệ, riêng thang có độ cao trên 12 m phải có lồng cầu riêng. Thang leo trèo, làm việc khơng cố định phải có hệ thống chân chống trượt và độ nghiêng theo tiêu chuẩn (hình 6.1).

Theo tiêu chuẩn này, để đề phịng thang bị trượt thì nền bắc thang phải bằng phẳng, ổn định độ nghiêng thang trong khoảng 45- 700 và tổng thể chiều dài thang không quá 5 m. Đối với thang đơi, khi dựng phải đảm bảo chắc chắn và có thanh khóa góc mở giữa hai cánh thang. Trường hợp đặt thang với góc nghiêng trái với quy định thì phải có người giữ thang cẩn thận hoặc có biện pháp buộc thang vào một bộ phận chắc chắn của cơng trình.

- u cầu khi dựng và tháo lắp:

+ Khi tháo lắp giàn giáo phải đảm bảo mặt nền khơng bị lún, nếu nền đất yếu phải có tấm kê;

+ Các cột phải thẳng đứng và có đầy đủ hệ thống giằng néo như trong thiết kế; + Giữa sàn và tường chừa khe hở không quá 5 cm;

+ Các thanh giáo cơngxơn phải có cơ cấu neo bám chắc chắn;

+ Giàn giáo cao phải có thiết kế kết cấu neo bám vào phần vững chắc của cơng trình tuyệt đối khơng được sử dụng neo bám vào phần tường đang xây;

+ Khi tháo dỡ hệ thống giàn giáo phải tuân theo nguyên tắc: Bộ phận không chịu lực tháo trước, bộ phận chịu lực tháo sau; bộ phận lắp sau tháo trước, bộ phận lắp trước tháo sau và tránh để rơi chi tiết hay dụng cụ xuống dưới.

- Yêu cầu khi sử dụng:

+ Chỉ được phép sử dụng giàn giáo khi đã nghiệm thu;

+ Trước khi leo lên giàn giáo làm việc phải kiểm tra xem xét lại các yêu cầu của giàn giáo như khi nghiệm thu;

+ Không để quá nhiều vật liệu lên giàn giáo;

+ Không sử dụng giàn giáo làm nơi đặt thiết bị nhỏ như cẩu thiếu nhi, nếu có nhu cầu đặt thì phải thiết kế giàn giáo riêng;

+ Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn liền kề theo phương thẳng đứng mà ở giữa khơng có sàn bảo vệ;

+ Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra độ an toàn của giàn giáo nếu thấy chi tiết hai bộ phận nào không đáp ứng yêu cầu thì phải thay thế ngay;

+ Hết ca làm việc phải thu dọn vật liệu thừa, dụng cụ đồ nghề sạch sẽ.

6.5.2. Kỹ thuật an tồn khi thi cơng ở độ sâu

Khi thi công ở độ sâu thường xảy ra một số tai nạn như: sụt lở thành móng, rơi vật liệu vào người… Do đó, để đảm bảo an tồn cần thực hiện tốt một số cơng việc sau:

- Trước khi xây móng và q trình thi cơng phải thường xun kiểm tra tình trạng của thành hố móng;

- Khi có người đang làm việc ở dưới hố móng thì khơng được vận chuyển vật liệu trên miệng hố;

- Khi xây dựng các móng ở độ sâu dưới 2 m hay hố móng ở trên núi, đồi nếu gặp mưa to phải ngừng ngay cơng việc;

- Các hố móng sau khi xây lên cao cũng phải bắc giàn giáo;

- Phải có đầy đủ đèn chiếu sáng khi xây trát ở hố sâu. Xung quanh miệng hố nên có hàng rào chắn bảo vệ;

- Khi thi cơng cơng trình dưới nước phải sử dụng đội ngũ thợ chuyên nghiệp đã qua đào tạo, có trang bị an tồn cá nhân như bình ơxy, áo lặn, chân vịt để bơi và thời gian làm việc liên tục dưới nước theo quy định.

6.5.3. Kỹ thuật an tồn khi thi cơng bê tơng cốt thép

Cơng tác bê tơng cốt thép có ba cơng đoạn chính: làm ván khn, làm cốt thép trộn và đổ bê tông.

* Công đoạn làm ván khn

Đối với cơng đoạn làm ván khn, ngồi việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế để khn vững chắc, ổn định trong q trình đổ bê tơng sau này phải chú ý đến công tác an tồn an tồn. Cơng tác an tồn chủ yếu như khi làm việc trên cao nhưng cần chú ý thêm một số yếu tố sau:

- Phải có cột chống và dầm đỡ chắc chắn mới được đặt ván sàn; - Ván thành khn phải có gơng giữ chắc chắn;

- Khi sử dụng ván gỗ cần loại bỏ những tấm ván đã mục nát, mối mọt; - Không đi lại ở bên dưới khu vực đang ghép sàn;

- Không sử dụng các dụng cụ khác búa để đóng đinh vì dễ gây tai nạn;

- Đinh sử dụng phải để gọn gàng, nên sử dụng giày có đế cứng để tránh bị đinh đâm vào chân.

* Công đoạn làm cốt thép

Khi gia công cốt thép cần làm tốt các vấn đề sau:

- Nếu gia công cốt thép (nắn thẳng, cắt đứt…) trong các xưởng cơ khí thì thực hiện quy định an tồn trong cơ khí;

- Nếu gia cơng cốt thép tại cơng trường thì phải tiến hành tại khu vực riêng, khơng được thực hiện ngay dưới chân các cơng trình đang thi cơng;

- Sử dụng các thiết bị như kéo cắt thép, máy cắt bằng đá, chạm chặt phải chú ý đến cơng tác an tồn để phịng kẹt tay, chạm văng vào người và đặc biệt chú ý khi làm hai người thì búa phải chắc chắn và hướng đánh búa không được hướng vào người cùng làm việc.

* Khi dựng cốt thép

- Buộc cốt thép phải bằng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay.

- Khi dựng cốt thép gần đường dây tải điện thì phải cắt điện hoặc có biện pháp phịng điện giật.

- Khi dựng cốt thép ở trên cao phải có sàn thao tác dụng ít nhất 0,8 m.

- Cấm đi lại trực tiếp trên khung cốt thép, lối qua lại phải có ván lót rộng ít nhất 0,4 m.

* Cơng đoạn đổ bê tông

- Trước khi đổ bê tơng phải kiểm tra tình trạng của giàn giáo, của hệ thống ván khuôn, cốt thép, đường dây tải điện, máy trộn bê tông…

- Khi máy trộn bê tông đang quay không được dùng que, sào thọc vào máy. - Cơ giới hóa việc vận chuyển bê tơng lên cao:

+ Nếu sử dụng hệ thống cần trục thì thực hiện cơng tác an tồn khi sử dụng thiết bị nâng chuyển;

+ Nếu sử dụng hệ thống rịng rọc dây kéo thì phải thật chắc chắn và có người chỉ huy tại vị trí lên xuống;

+ Nếu sử dụng dầm bê tơng thì phải kiểm tra hệ thống cách điện, tránh để điện rị ra nơi làm việc và khi khơng sử dụng phải tắt máy.

- Những người tham gia đổ bê tơng phải có trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ cá nhân.

- Khi bảo dưỡng bê tông không được đứng lên các cột chống hoặc cạnh ván khuôn.

6.5.4. Kỹ thuật an tồn khi sử dụng máy móc trong xây dựng

a. Khái niệm chung

Hiện nay, trong xây dựng ở nước ta đang thực hiện hướng cơ giới hóa khi thi cơng các dạng cơng tác có khối lượng lớn, nhằm mục đích nâng cao năng suất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Bên cạnh những mặt tích cực, cịn có một vấn đề cần được quan tâm đúng mức, đó là do có nhiều máy móc trong thi cơng nên đã và đang xảy ra tai nạn lao động do việc sử dụng máy móc gây ra.

Máy móc trong xây dựng rất phong phú và đa dạng về chủng loại, tính năng kỹ thuật ngày càng tinh vi hiện đại. Các máy và thiết bị thường được sử dụng bao gồm:

- Các loại máy thi công đất như máy đào, xúc, san gạt, đầm, đóng cọc…; - Các thiết bị nâng chuyển như băng tải, trục nâng, cần trục…;

- Các loại máy dùng gia công chi tiết như máy cắt, uốn, kéo sắt thép; máy cưa bào gỗ…;

- Các máy để sản xuất vật liệu xây dựng như máy trộn bê tông, máy nghiền sàng đá…;

- Các loại máy cầm tay như máy mài, máy khoan, máy đánh bóng, máy phun sơn… - Các thiết bị điện như máy phát điện, máy biến áp…;

- Các thiết bị chịu áp lực như nồi hơi, máy nén khí…; - Các phương tiện vận chuyển như xe ơtơ, xe gng…

Nếu không hiểu biết về cơ cấu và tính năng hoạt động của máy, không nắm vững quy trình vận hành, khơng tn thủ các nội quy an tồn khi sử dụng sẽ có thể gây ra sự cố và tai nạn lao động.

b. Những nguyên nhân gây tai nạn

* Máy móc khơng hồn chỉnh hay hư hỏng

- Máy móc khơng hồn chỉnh, thiếu các thiết bị an tồn hoặc đã có những hư hỏng hay mất tác dụng như khơng có bao che chắn bộ phận chuyển động ở tất cả các loại máy; thiếu cơ cấu khống chế quá tải, quá tầm ở cần trục; thiếu cơ cấu van an toàn ở thiết bị chịu áp lực; thiếu rơle, cầu chì ở thiết bị điện…

- Thiếu các thiết bị phịng ngừa như áp kế, vơn kế.

- Thiếu hệ thống báo biển báo, tín hiệu như cịi, chng trên máy.

- Các bộ phận chi tiết đã bị biến dạng (cong vênh), rạn nứt, sơ, gẫy, mòn quá… - Các cơ cấu điều khiển khơng cịn chính xác.

- Hệ thống phanh, cóc hãm hư hỏng, khả năng hãng kém…

Những thiếu sót hư hỏng đó nếu khơng được sửa chữa thay thế kịp thời sẽ gây ra sự cố.

* Máy bị mất cân bằng

Mất ổn định đối với máy đặt cố định hay di động cũng là nguyên nhân thường xuyên gây ra sự cố và tai nạn. Việc máy bị mất cân bằng làm cho thao tác mất chính xác, thậm chí máy cịn bị xê dịch khỏi vị trí ổn định, hay bị lún sâu một phía, kết quả làm cho máy bị nghiêng, nếu mức độ lớn có thể làm lật đổ máy.

Nguyên nhân gây mất ổn định thường là:

- Nền đặt máy không chắc hoặc độ nghiêng mặt nền lớn hơn độ ngh iêng cho phép;

- Cẩu nâng vật có tải trọng quá lớn;

- Không quan tâm đến sự ảnh hưởng của tốc độ di chuyển, tốc độ quay và cả mômen phanh dẫn đến sự ổn định của máy, đặc biệt khi di chuyển hay quay vật

với tốc độ lớn mà phanh đột ngột, lực qn tính gây mất ổn định có thể gây ra lật đổ máy;

- Bị va quệt với phương tiện khác hay làm việc ở nơi có gió lớn, nhất là đối với máy có trọng tâm ở cao.

* Thiếu thiết bị che chắn, rào vùng nguy hiểm

Vùng nguy hiểm trên các máy là nơi thường xuyên xuất hiện các mối nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người, nếu khơng có các thiết bị che chắn hay rào cách biệt vùng nguy hiểm có thể dẫn đến các tai nạn sau:

- Máy cuốn kẹp vào quần áo hay các bộ phận cơ thể (tóc, chân, tay) ở các bộ phận chuyển động như vùng giữa cáp và tang, giữa các bánh răng, giữa dây đai với puly…;

- Các mảng dụng cụ và phôi gia công bắn vào người như mảnh vỡ đá mài, các mẫu gỗ…;

- Các bộ phận máy va vào người, tai nạn với xe vận chuyển, rơi vật cẩu…; - Nhiễm phải khí độc, bụi ở các máy đập đá, nghiền đá, phun sơn…

* Sự cố tai nạn điện

Thông thường hệ thống đường dây tải điện vào các máy thi cơng trên các cơng trường xây dựng ít được quan tâm chú ý đúng mức, đường dây cũ và nhiều chỗ đứt nối dẫn đến chập điện, điện rò ra vỏ máy, dây điện đặt dưới đất nên ẩm ướt, bị các phương tiện vận chuyển đè lên… Tất cả các yếu tố đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn về điện.

* Sự cố do vận hành

- Khơng đảm bảo trình độ chun mơn, tay nghề chưa thuần thục, thao tác thiếu chính xác, chưa có kinh nghiệm xử lý tình huống…

- Vi phạm nội quy, quy định vận hành, quy định an tồn sử dụng máy khơng đúng chức năng, quá công suất, quá tốc độ…

- Không đảm bảo yêu cầu về sức khỏe.

- Vi phạm kỷ luật lao động, rời máy khi máy còn hoạt động, điều khiển máy trong tình trạng thần kinh không tốt (uống rượu, bia, căng thẳng thần kinh), giao máy cho người khơng có nhiệm vụ điều khiển…

Các yếu tố trên là nguyên nhân dẫn đến tai nạn trong quá trình vận hành máy móc và sử dụng thiết bị.

* Thiếu sót trong q trình quản lý

- Thiếu hoặc khơng có hồ sơ, lý lịch tài liệu hướng dẫn về lắp đặt, sử dụng và bảo quản dẫn đến lắp đặt sai, vận hành và thực hiện các quy định an tồn khơng đúng.

- Không thực hiện chế độ đăng kiểm, khám nghiệm, chế độ bảo tu bảo dưỡng. - Việc phân cơng, giao trách nhiệm khơng rõ ràng (khơng có văn bản cụ thể) trong quản lý và sử dụng dẫn đến thiếu trách nhiệm, bng lỏng quản lý.

Những thiếu sót như vậy là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến xảy ra sự cố gây ra tai nạn. Tuy chỉ là nguyên nhân gián tiếp nhưng trong nhiều năm qua, những yếu tố này ngồi việc làm cho máy móc, thiết bị nhanh xuống cấp, mất mát nhiều cịn góp phần gia tăng tai nạn lao động.

* Thiếu ánh sáng

Thiếu ánh sáng cần thiết khi làm việc vào ban đêm, khi trời có sương mù, khi làm việc trong các hầm sâu… khiến cho người sử dụng máy khơng nhìn rõ các bộ phận trên máy và các khu vực xung quanh dẫn đến gây tai nạn.

c. Các biện pháp phòng ngừa

* Biện pháp đảm bảo chất lượng và độ ổn định máy

- Biện pháp đảm bảo chất lượng máy tốt, an toàn khi vận hành:

+ Đảm bảo cho máy móc có đầy đủ thiết bị an toàn, phù hợp với hoạt động, độ tin cậy cao;

+ Theo chức năng, công dụng, các thiết bị an tồn được chia thành nhóm như: Thiết bị an tồn tự động có tác dụng làm ngừng hoạt động của một số bộ phận nào đó khi nó làm việc đến mức giới hạn cho phép (ví dụ thiết bị khống chế quá tải ở cần trục); thiết bị phịng ngừa có tác dụng chỉ báo cho biết mức độ làm việc đã đạt đến ngưỡng của máy (ví dụ như áp kế ở thiết bị áp lực, thiết bị chỉ mức nâng tương ứng với tầm với ở cần trục…); thiết bị tín hiệu ánh sáng, màu sắc thơng báo tình trạng tại khu vực đang thi công…

Các thiết bị này phải có chất lượng tốt, làm việc với độ tin cậy cao sẽ góp phần ngăn ngừa tai nạn xảy ra.

- Đảm bảo sự ổn định của máy:

Sự ổn định của máy là điều kiện cần thiết để sử dụng máy an toàn. Sự ổn định cần được đảm bảo đối với cả máy đặt cố định và cả máy di chuyển, lúc hoạt động cũng như lúc không hoạt động.

Khi tổng mômen giữ nhỏ hơn mômen tổng mơmen lật máy sẽ mất ổn định có thể dẫn đến lật đổ máy gây tai nạn. Vì vậy, để đảm bảo an tồn phải thực hiện tốt các cơng tác sau:

+ Nơi đặt máy phải bằng phẳng (mặt nghiêng nhỏ hơn 40), nền chắc chắn, nếu nền đất yếu phải sử dụng tấm kê theo tiêu chuẩn;

+ Nếu máy đặt cố định thì tốt nhất tìm biện pháp cố định máy chắc chắn (có thể sử dụng dây neo vào cọc cắm sâu xuống đất, nghiêm cấm buộc vào cơng trình đang và đã thi cơng);

+ Đối với máy di chuyển, trước khi di chuyển cần kiểm tra thật kỹ nền đường di chuyển, nếu có hệ thống đường ray càng tốt;

+ Kiểm tra chính xác tải trọng trước khi nâng;

+ Thực hiện nghiêm chỉnh quy định an toàn khi sử dụng máy nâng; + Sử dụng hệ thống bao che chắn các bộ phận chuyển động của máy;

+ Đối với một số máy chế tạo vật liệu như máy trộn bê tông, máy nghiền sàng đá, phải thực hiện biện pháp an tồn như khơng đưa que, gậy vào buồng trộn khi máy đang quay, có hệ thống ngăn bụi và khí độc…;

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG (Trang 129 - 138)