Lịch sử hình thành và phát triển thị trƣờng ngoại hối

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính ThS. Lý Vân Phi (Chủ biên) (Trang 38 - 40)

I. Khái quát về thị trƣờng ngoại hối

1. Lịch sử hình thành và phát triển thị trƣờng ngoại hối

1.1. Thời kỳ sơ khai

Trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế đã được hình thành và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Buổi ban đầu, phương thức trao đổi hàng lấy hàng là phương thức thanh toán đầu tiên và phổ biến, phương thức này đã giúp các quốc gia đạt được mục tiêu cơ bản là cho phép trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau trên thế giới.

Cách đây chừng 4.000 năm đã diễn ra bước ngoặc trong phương thức thanh tốn quốc tế, đó là việc xuất hiện sử dụng những đồng xu có dán tem của ngân hàng, của nhàbn, của nhà vua... Việc sử dụng tiền kim loại dần dần trở thành phổ thông trong thương mại quốc tế. Những ngày đầu xuất hiện, giá trị của những đồng xu kim loại được xác định theo giá trị thực của kim loại làm nên chính đồng xu đó. Tuy nhiên khi khối lượng các đồng xu trong lưu thông tăng lên theo nhu cầu của thương mại và lòng tin của dân chúng và các giá trị của các đồng xu với vai trò phương tiện trao đổi tăng lên, thì bắt đầu xuất hiện những nhà đổi tiền chuyên nghiệp đầu tiên vào thời cổ ở Trung Đông. Những nhà đổi tiền chuyên nghiệp đã có thể đổi được một lượng nhất định các đồng xu này để lấy lượng tương ứng các đồng xu khác. Với sự phát triển ở dạng sơ khai này đã đánh dấu sự ra đời của việc kinh doanh ngoại hối và thị trường ngoại hối.

Sau khi đế quốc Rom sụp đổ và trong suốt thời gian đầu thời kỳ Trung cổ, các giao dịch kinh doanh ngoại hối bị giảm sút đáng kể, bởi vì do các điều kiện về tài chính, chính trị khơng ổn định và khối lượng thương mại quốc tế giảm đáng kể. Vào thế kỷ XI, việc kinh doanh ngoại hối trở nên thịnh vượng trở lại. Khi các luồng thương mại và tư bản quốc tế tăng lên, việc trao đổi ngoại hối bằng các đồng xu trở nên khơng hiệu quả, do đó các giao dịch bằng tiền xu ngày càng giảm.

Để đáp ứng được nhu cầu thương mại quốc tế ngày càng tăng, đã tạo điều kiện cho hình thức ngân hàng quốc tế ra đời và phát triển. Các ngân hàng này mở chi nhánh và phát triển các mối quan hệ với các ngân hàng đại lý ở các nước bạn hàng là đối tác. Các hối phiếu ra đời và trở thành các công cụ chuyển nhượng được. Khi người hưởng lợi hối phiếu chuyển nhượng hối phiếu cho bên thứ ba, thì một hình thức tiền tệ mới đã được tạo ra. Sự phát triển này đã giúp cho thị trường trở nên linh hoạt hơn và tăng được khối lượng kinh doanh ngoại hối (mua đi bán lại nhiều lần). Khi các giao dịch

chuyển khoản giữa các ngân hàng trở nên nhanh hơn đã trở thành điều kiện thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển.

1.2. Thời kỳ sau đại chiến thế giới thứ nhất và cuộc đại suy thoái

Trong khoảng thời gian đầu của thế kỷ XX, hai cuộc đại chiến thế giới đã làm gián đoạn sự phát triển của thị trường ngoại hối giữa các quốc gia thù địch, thị trường ngoại hối bị vỡ ra từng mảnh nhỏ. Trong những năm đầu sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, thị trường ngoại hối trở nên vô cùng biến độngvà trở thành đối tượng đầu cơ với quy mô lớn. Các giao dịch thương mại quốc tế kéo theo việc mua hay bán ngoại tệ thường có mức độ rủi ro rất cao và biện pháp tự bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn trở nên rất phổ biến. Trong thực tế, việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro trở nên phổ biến đến mức trong một số lĩnh vực nó đã trở thành một bộ phận cấu thành bắt buộc trong hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng, những nhà chính trị và những nhà hoạch định chính sách trong một số lĩnh vực đã cho rằng các hợp đồng kỳ hạn có bản chất là hoạt động đầu cơ, nhưng xuất phát từ các nhu cầu thương mại quốc tế thì thị trường kỳ hạn vẫn phát triển.

Sự đình chỉ chế độ bản vị vàng vào năm 1931 cùng với sự sụp đổ của các ngân hàng và các vấn đề khó khăn trong thanh tốn đối với một số đồng tiền đã trở thành những trở ngại đáng kể cho sự phát triển thị trường ngoại hối. Tuy nhiên từ giữa những năm 1930 điều kiện hoạt động dần dần trở lại bình thường.

1.3. Thời kỳ sau đại chiến thế giới lần thứ hai

Vị thế là trung tâm tài chính thế giới của nước Anh đã bị giảm sút rõ rệt trong khoảng thời gian đại chiến thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, đồng tiền Mỹ là USD đã trở thành một trong những đồng tiền chính mang tính quốc tế. Đồng Bảng Anh vẫn tiếp tục đóng vai trị là đồng tiền chủ đạo. Sự tham gia của Chính phủ trên thị trường ngoại hối ngày càng rõ rệt vào các năm 1930 và càng trở nên thường xuyên hơn sau Đại chiến thế giới lần thứ 2 và được duy trì cho đến ngày nay.

Điểm khởi đầu của thời kỳ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai thực tế được diễn ra trước khi chiến tranh kết thúc, bằng cuộc họp của Liên hợp quốc. Thoả thuận Bretton Woods vào năm 1944 đã mang lại sự ổn định trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá của các đồng tiền chính được neo cố định với USD và giá trị của USD được neo cố định với vàng với tỷ lệ 35 USD = 1 ounce. USD được các ngân hàng trung ương trên thế giới chọn làm đồng tiền dự trữ quốc tế, bởi vì nước Mỹ cam kết rằng sẽ chuyển đổi USD thành vàng không hạn chế theo tỷ giá cố định 35 USD = 1 ounce.

Hệ thống tỷ giá cố định bị sụp đổ năm 1971, nguyên nhân chính là do tồn tại sự mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân thanh tốn giữa các quốc gia và người nước ngồi nắm giữ USD ngày càng nhiều. Sau nỗ lực nhằm phục hồi hệ thống này vào năm 1973 không thành đã mở đầu cho thời kỳ chế độ thả nổi và được duy trì đến ngày nay. Những đồng tiền chính trên thị trường ngoại hối được thả nổi dưới sự giám sát của các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương tham gia can thiệp trên thị trường mở thường xuyên nhằm duy trì các hoạt động trên thị trường ngoại hối có trật tự hơn hoặc nhằm mục đích điều chỉnh hướng biến động của tỷ giá theo mong muốn của mình. Các đồng tiền của các nước nhỏ hơn thường được neo cố định với một trong số đồng tiền chính chủ yếu là USD, hoặc với đồng tiền của nước bạn hàng thương mại lớn nhất. Hệ thống tỷ giá thả nổi đã làm cho công tác dự báo tỷ giá giao ngay trong tương lai trở nên cực kỳ khó khăn, nhưng nó lại trở thành cơng cụ linh hoạt hơn nhiều

so với chế độ cố định trong việc xử lý các áp lực của thị trường và những cú sốc trên thị trường ngoại hối.

Trong những năm 1970, 1980 và những năm đầu 1990 thị trường ngoại hối biến động không ngừng, điều này xuất phát từ những lý do sau:

- Sự gia tăng đáng kể của các thành viên tham gia thị trường nhằm mục đích tìm kiếm các cơ hội sinh lời khi tỷ giá biến động. Ngoài ra, các nguồn lực về kỹ thuật và cơng nghệ sẵn có của các nhà kinh doanh, các nhà quản trị tài chính và các cơng ty tự bảo hiểm đã được cải tiến một cách cơ bản.

Trong những năm đầu 1990, ngân hàng và những nhà kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp vẫn tiếp tục là những người đóng vai trị chủ đạo trên thị trường ngoại hối. Các cơng ty thường xun tích cực tham gia thị trường nhằm quản lý rủi ro ngoại hối và thường sử dụng các chương trình bảo hiểm rủi ro ngoại hối có chọn lựa và trực tiếp tham gia kinh doanh ngoại hối. Các quyết định kinh doanh ngoại hối của các cơng ty có thể ảnh hưởng đáng kể lên thị trường ngoại hối cả ngắn hạn và dài hạn.

- Các luồng di chuyển nhằm thanh atoán sự mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế giữa các quốc gia là rất lớn. Vốn tư bản ngày nay được chu chuyển tương đối tự do giữa các đồng tiền chính nhằm cân đối các trạng thái dư thừa và thiếu hụt trong cán cân thương mại và cán cân dịch vụ; hơn nữa, các quỹ hưu trí cùng với các quỹ đầu tư khác ngày càng tăng đã tạo nên nguồn tài chính sẵn sàng di chuyển đầu tư vào những đồng tiền khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Hơn nữa những nhà đi vay tư nhân cũng có xu hướng tìm kiếm các nguồn vốn bằng các đồng tiền khác nhau để chi phí đi vay giảm xuống.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính ThS. Lý Vân Phi (Chủ biên) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)