1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khốn 1.1. Lịch sử hình thành thị trƣờng chứng khốn trên thế giới
Những dấu hiệu của một thị trường chứng khoán (TTCK) sơ khai đã xuất hiện ngay từ thời Trung cổ xa xưa. Vào khoảng thế kỷ XV, ở các thành phố lớn của các nước phương Tây, trong các phiên chợ hay hội chợ, các thương gia thường gặp gỡ tiếp xúc với nhau tại các quán cafe để thương lượng mua bán, trao đổi hàng hoá. Đặc điểm của hoạt động này là các thương gia chỉ trao đổi bằng lời nói với nhau về các hợp đồng mua bán mà khơng có sự xuất hiện của bất cứ hàng hoá, giấy tờ nào. Đến cuối thế kỷ XV, “khu chợ riêng” đã trở thành thị trường hoạt động thường xuyên với những quy ước xác định cho các cuộc thương lượng. Những quy ước này dần dần trở thành các
quy tắc có tính chất bắt buộc đốivới các thành viên tham gia.
Năm 1453, ở thành phố Bruges (thuộc nước Bỉ), buổi họp đầu tiên đã diễn ra tại một lữ quán của gia đình Vanber Buerzo. Trước lữ qn có một bảng hiệu vẽ hình 3 túi da tượng trưng cho 3 loại giao dịch: giao dịch hàng hoá, giao dịch ngoại tệ, giao dịch giá khoán động sản.
Vào năm 1457, thành phố ở Bruges (Bỉ) mất đi sự phồn thịnh do eo biển dẫn tàu bè vào thị trấn Even bị cát lấp, nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển
qua thị trấn Auvers (Bỉ), từ kinh nghiệm đó mậu dịch trường Auvers phát triển rất
nhanh chóng, các thị trường nhưvậy cũng được thành lập ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
Sau một thời gian hoạt động, thị trường không chứng tỏ khả năng đáp ứng được
yêu cầu của 3 loại giao dịch khác nhau nên đã phân ra thành nhiều thị trường khác
nhau: thị trường hàng hoá, thị trường hối đối, thị trường chứng khốn…với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó. Như vậy, thị trường chứng khốn được hình thành cùng với thị trường hàng hoá và thị trường hối đối.
Q trình phát triển thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều bước thăng trầm.
Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm 1875 - 1913, thị trường chứng khoán phát
triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến ngày 28/10/1929, ngày được gọi là “ngày thứ năm đen tối”, đây là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng thị trường chứng khốn New York, và sau đó lan rộng ra các thị trường chứng khốn Tây Âu,
Bắc Âu, Nhật bản. Sau thế chiến thứ hai, các thị trường chứng khoán phục hồi, phát
triển mạnh. Nhưng rồi “cuộc khủng hoảng tài chính” năm 1987, một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán thế giới suy sụp, kiệt quệ. Lần này, hậu quả của nó rất
lớn và nặng nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929, nhưng chỉ 2 năm sau, thị trường
chứng khoán thế giới lại đi vào ổn định, phát triển và trở thành một định chế tài chính khơng thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.
Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, các phương
thức giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán cũng đã được cải tiến theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng giao dịch. Các giao dịch dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hồn tồn hệ thống giao dịch điện tử.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển thị trƣờng chứng khốn ở Việt Nam
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số
48/CP ban hành về chứng khốn và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời.
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển với việc thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà nước ngày 28/11/1996. Từ tháng 3/2004, Ủy ban chứng khoán Nhà nước là một bộ phận của Bộ Tài chính. Phải mất 10 năm thăm dị, thử nghiệm, TTCK Việt Nam đã bùng nổ vào năm 2006 song hành cùng với những kỷ lục mới xuất hiện trong nền kinh tế nước nhà.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM- HOSE) được
thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào
hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000.Khi mới đi vào hoạt
động, tại TTGDCK TP.HCM chỉ có 2 loại CP (REE và SAM) và một số ít trái phiếu
Chính phủ được niêm yết giao dịch. Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và
hội nhập với TTCK thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã chính thức
được Chính phủ ký Quyết định số: 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007chuyển đổi thành Sở
giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (TTGDCK TP.HCM- HASTC) được
thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 với phiên tổ chức
đấu giá đầu tiên vào ngày 08/3/2005 và phiên giao dịch thứ cấp đầu tiên ngày 14/7/2005 với 06 cổ phiếu . TTGDCK HN được chuyển đổi theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg, ngày 02/01/2009 của Thủ tướng chính phủ thành Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội.
Để từng bước hồn thiện và phát triển thị trường chứng khốn ở Việt Nam, ngày 27/7/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, với tư cách là tổ chức duy nhất thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn tất giao dịch trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Việc ra đời TTLKCK là địi
hỏi tất yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam ở giai đoạn phát triển hiện nay; đồng thời cũng là xu hướng và thơng lệ trên thị trường chứng khốn quốc tế.
TTLKCK đi vào hoạt động, ngoài việc tạo sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng cho thị trường chứng khốn Việt Nam cịn mang lại nhiều lợi ích khác. Đó là: Giảm rủi ro và chi phí liên quan đến việc thanh toán các giao dịch chứng khoán do giao dịch mua/bán chứng khốn được thực hiện tự động (khơng thanh tốn bằng tiền mặt, trao tay); nâng cao hiệu quả cho nghiệp vụ sau thanh toán đối với các thành viên của TTLKCK, từ đó sẽ nâng cao tính hiệu quả trong các dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư như chi trả cổ tức; tiêu chuẩn hoá giữa các thành viên tham gia thị trường, tạo sự hài hoà, đồng bộ ở các mặt của thị trường chứng khốn; góp phần tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tiến trình hội nhập của thị trường chứng khốn Việt Nam vào thị trường tài chính khu vực và thế giới, mà đặc biệt là thực hiện kết nối giữa các thị trường chứng khoán khu vực cũng như việc hình thành thị trường trái phiếu chung của khu vực trong thời gian tới; tạo thuận lợi cho việc tham gia đầu tư của người đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khốn Việt Nam thơng qua các tổ chức lưu ký tồn cầu hoặc thơng qua quan hệ đại lý giữa TTLKCK trong nước và các TTLKCK nước ngoài.
2. Khái niệm, chức năng và vai trị của thị trƣờng chứng khốn
2.1. Khái niệm
2.1.1. Cơ sở hình thành và phát triển thị trƣờng chứng khoán
Sự tồn tại và phát triển của TTCK là sản phẩm tất yếu khách quan của nền kinh tế
phát triển theo cơ chế thị trường. Nhìn chung sự ra đời của TTCK ở các quốc gia đều bắt đầu từ 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, giải quyết nhu cầu giao lưu vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế
Các chủ thể trong nền kinh tế- xã hội (doanh nghiệp, Chính phủ) vì những lý do
khác nhau mà thường có nhu cầu huy động vốn để bổ sung thiếu hụt của mình. Cầu vốn là lượng vốn cần thiết để tiến hành quá trình đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh hay phục vụ cho mục đích tiêu dùng nào đó của các chủ thể trong nền kinh tế. Đồng thời trong nền kinh tế luôn tồn tại một lực lượng có cung vốn. Cung vốn là lượng vốn hiện đang nhàn rỗi trong xã hội và có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau, hoặc cho tiêu dùng, hoặc cho các hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh. Nguồn cung vốn bao gồm nguồn cung trong nước và nguồn cung vốn từ bên ngoài
Như vậy, cung – cầu vốn tiền tệ xuất hiện và tồn tại là một thực tế khách quan
cần được giải quyết hợp lý và hiệu quả để tạo điều kiện cho nền kinh tế tồn tại và phát triển. Ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao và nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao; Chính vì vậy, Thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu này. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thơng qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp cịn huy động vốn
thơng qua hình thức phát hành chứng khốn. Khi một bộphận các chứng khốn có giá
trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đây
chính là sự ra đời của thị trường chứng khoán với tư cách là một bộ phận của thị
Thứ hai, xuất hiện các loại chứng khoán
Khi các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội bị thiếu hụt cũng có nghĩa là cầu về
vốn tiền tệ xuất hiện. Để chủ động trong việc tạo vốn các DN sẽ lựa chọn phương án tài trợ hiệu quả nhất trước hết đó là khả năng tự tài trợ của DN, tuy nhiên khả năng này hạn chế và chỉ đáp ứng một phần nào đó nhu cầu về vốn đầu tư, tiếp theo là vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc là phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Việc phát hành trái phiếu,
cổ phiếu mở ra khả năng tài trợ to lớn đối với DN. Các loại trái phiếu, cổ phiếu do
cơng ty phát hành, chính là chứng khốn. Như vậy, sự ra đời của các loại chứng khốn cũng như q trình thương mại hóa chúng vừa thỏa mãn yêu cầu của người có vốn và
người cần vốn, vừa là cơ sở hình thành TTCK.
2.1.2. Khái niệm
- Khái niệm
Có nhiều quan điểmkhác nhau về thị trường chứng khoánnhư:
+ Quan điểm 1: “Thị trường chứng khoán là nơi giao dịch những cổ phiếu, trái
phiếu và những sản phẩm phái sinh”14. Cùng với hệ thống ngân hàng, TTCK tạo một
dịng chảy tài chính trong nền kinh tế.
+ Quan điểm 2: “Thị trường chứng khốn là một thị trường có tổ chức, là nơi
các chứng khoán được mua bán tuân theo những quy tắc đã được ấn định”15
.
Các quan niệm trên đều được khái quát trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của thị trường chứng khoán hiện nay là:
+ Thị trường chứng khoán là thị trường diễn ra các hoạt động phát hành, giao
dịch mua bán chứng khoán.16 Chứng khốn được hiểu là các giấy tờ có giá, xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với nhà phát hành. - Đặc trưng của TTCK
+ TTCK xuất hiện khi các chứng khoán được phát hành và trao đổi;
+ TTCK là thị trường vốn trung và dài hạn;
+ TTCK là thị trường mà ở đó khơng có sự can thiệp, độc đoán hay cưỡng chế
về giá cả. Giá mua bán trên TTCK hoàn toàn do cung cầu quyết định;
+ TTCK là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa, thị trường này
chỉ tồn tại và phát triển trong cơ chế kinh tếthị trường.
2.1.3. Phân loại
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của thị trường chứng khốn có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thơng thường, ta có thể xem xét
ba cách thức cơ bản là phân loại tính chất giao dịch, phân loại theo phương thức tổ
chức của thị trường và phân loại theo hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khốn.
14
. Theo quan điểm củaGiáo sư Frúedéuric Teulon – Vocabulaire monéutaire et financier – 1993.
15. Theo quan điểm của Longman- Dictionary of Business English- 1985.
2.1.3.1. Căn cứ vào tính chất giao dịch
Căn cứ vào tính chất giáo dịch, TTCK chia làm 2 loại:
- Thị trường sơ cấp: Là giai đoạn khởi đầu của TTCK. Đây là nơi mua bán những
chứng khốn mới phát hành. Vì vậy trên thực tế, thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường phát hành chứng khoán. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
Các chứng khoán lần đầu tiên được bán ra thị trường được gọi là chứng khoán mới được phát hành. Nếu việc phát hành mới là các chứng khoán bổ sung được nhà phát hành đã có chứng khốn đưa ra cơng chúng thì được gọi là phân phối lần đầu.
Việc mua bán chứng khốn trên thị trường sơ cấp nhằm mục đích làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thông qua việc mua bán, Chính phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho
các dự án đầu tư hoặc chi tiêu dùng. Các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường
nhằm đầu tưcho hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, đưa nguồn vốn tiết kiệm vào
đầu tư.
- Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch, mua bán các chứng
khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp và là một bộ phận quan trọng của
TTCK, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. Những loại chứng khoán giao dịch ở thị
trường này có thể được mua đi bán lại nhiều lần với giá cả cao thấp khác nhau. Vì vậy, trên thực tế, thị trường thứ cấp cịn được gọi là thị trường giao dịch luân chuyển chứng khoán, là nơi chủ yếu tạo điều kiện trao đổi chứng khốn.
Thị trường thứ cấp thực hiện vai trị điều hịa, lưu thơng các nguồn vốn đảm bảo chuyển hóa các nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn để đưa vào đầu tư phát triển kinh tế. Nhờ có thị trường thứ cấp, người có vốn nhàn rỗi yên tâm đầu tư vào chứng khốn, vì khi cần thiết họ có thể bán lại chứng khốn của mình cho các nhà đầu tư khác trên TTCK.
2.1.3.2. Căn cứ vào phương thức tổ chức giao dịch
Theo cách phân loại này, thị trường chứng khoán được tổ chức thành thị trường chứng khốn chính thức và thị trường chứng khốn khơng chính thức.
- Thị trường chứng khốn chính thức: là thị trường mà sự ra đời và hoạt động được
bảo hộ về mặt pháp lý. Các hoạt động trên thị trường này chịu sự kiểm soát của UBCKNN. Theo phương thức tổ chức này thì TTCK chính thức được chia làm 2 loại sau:
+ Thị trường chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán - Sở GDCK)
* Sở GDCK là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa
điểm tập trung.
* Các chứng khoán được niêm yết giao dịch tại Sở GDCK thông thường là chứng khốn của các cơng ty lớn, có danh tiếng, đã trải qua nhiều thử thách trên thị trường và đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn niêm yết do Sở GDCK đặt ra.
* Sở GDCK được tổ chức và quản lý một cách chặt chẽ bởi UBCKNN, các giao dịch chịu sự điều tiết của luật chứng khoán và thị trường chứng khoán.
+ Thị trường chứng khoán phi tập trung (còn gọi là thị trường OTC): Là thị
trường ở đó việc giao dịch mua bán chứng khốn khơng diễn ra tại một địa điểm mà