Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính ThS. Lý Vân Phi (Chủ biên) (Trang 45 - 46)

II. Những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối

1. Các khái niệm

1.2. Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá

Khi nói đến tỷ giá bao giờ cũng liên quan đến một cặp đồng tiền: Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá.

Đồng tiền yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của nó qua đồng tiền khác. Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị đồng tiền khác.

Ngoài ra, quan hệ giữa hai đồng tiền này còn được diễn tả qua khái niệm đối khoản. Đối khoản tức là một khoản tiền này đối ứng với một khoản tiền kia theo một tỷ giá xác định.

Vị trí của đồng tiền yết giá hay đồng tiền định giá được quy định bởi cách yết tỷ giá. Hiện nay, tồn tại đồng thời hai cách viết tỷ giá, đó là: theo học thuật và theo tập quán kinh doanh của NHTM.

- Theo học thuật: Việc yết giá một đồng tiền nào đó là tương tự như yết giá bất kỳ hàng hóa thơngthường nào.

Ví dụ:

Giá hàng hóa thơng thƣờng –Gạo Giá tiền tệ (tỷ giá) – USD

1 Kg = 10.000 VND 1 USD = 21.000 VND

P(VND/Kg) = 10.000 E(VND/USD) = 21.000

VND/Kg = 10.000 VND/USD = 21.000

Như vậy, theo học thuật, trong tỷ giá có hai đồng tiền, đồng tiền đứng trước (hay nằm trên) đóng vai trị là định giá cịn đồng tiền đứng sau (hay nằm dưới) đóng vai trị là yết giá. Cách viết tỷ giá này thường gặp trong sách vở, giáo trình và cơng trình nghiên cứu khoa học.

- Theo tập quán kinh doanh ngân hàng: Trong giao dịch, khi đọc tỷ giá, các ngân hàng đọc đồng tiền yết giá trước và đồng tiền định giá sau, khi viết tỷ giá họ viết theo trật tự đọc tỷ giá. Do đó, đối với các ngân hàng, trong tỷ giá có hai đồng tiền, thì đồng tiền đứng trước là yết giá còn đồng tiền đứng sau là định giá.

Ví dụ: Tại NHTM X: 1 USD = 21.000 VND  USD/VND = 21.000

Nhằm tương thích với thực tiễn hoạt động của thị trường ngoại hối quốc tế và hoạt động kinh doanh của các NHTM, trong giáo trình này tỷ giá được viết theo tập quán trên thị trường ngoại hối và tại các NHTM, tức là USD/VND = 21.000.

Ví dụ:Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá và đối khoản

Tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 01/3/2012 là10

:

EUR/VND = 27.955,89 hay là 1 EUR = 27.955,89 VND

Theo ví dụ này EUR biểu hiện giá trị của nó là 27.955,89 VND nên gọi là đồng tiền yết giá, trong khi VND dùng để xác định giá trị của EUR nên được gọi là đồng tiền định giá.

Trong ví dụ trên đây, chúng ta có tỷ giá EUR/VND = 27.955,89, vậy đối khoản VND của 100 EUR = 100 x 27.955,89 = 2.795.589 VND.

Cho đến nay chưa có văn bản pháp lý bắt buộc nào quy định một đồng tiền cụ thể nào đó phải đóng vai trị là đồng tiền yết giá hay đồng tiền định giá. Tuy nhiên, trong thực tế, với vai trò nổi bật của nền kinh tế Mỹ, cho nên trên thị trường ngoại hối, hầu hết các tỷ giá giao dịch đều được yết với USD; trong đó:

+ USD đóng vai trị là đồng tiền định giá đối với các đồng tiền: GBP, AUD, NZD, IEP, EUR và SDR.

+ Đối với tất cả các đồng tiền cịn lại, USD đóng vai trị là đồng tiền yết giá.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính ThS. Lý Vân Phi (Chủ biên) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)