III. Nghiệp vụ giao ngay
2. Tổ chức thị trƣờng
Ở Mỹ cũng như hầu hết các nước khác, thị trường ngoại hối giao ngay có hai cấp, đó là: Thị trường liên ngân hàng trực tiếp giữa các ngân hàng (thị trường liên ngân hàng trực tiếp); và thị trường liên ngân hàng gián tiếp thông qua môi giới (thị trường liên ngân hàng gián tiếp).
Trên thị trường liên ngân hàng trực tiếp, các ngân hàng giao dịch trực tiếp với nhau không thông qua môi giới và tất cả các ngân hàng tham gia thị trường đều là những nhà tạo thị trường. Điều này có nghĩa là, trên thị trường liên ngân hàng, ngân hàng này yết giá mua vào và bán ra trực tiếp cho ngân hàng kia và ngược lại. Vì giao dịch giữa các ngân hàng trên Interbank không diễn ra trên sở giao dịch và các giao dịch được thực hiện một cách liên tục, nên thị trường này được biết đến như là thị trường: Phi tập trung, liên tục, đấu giá mở và giao dịch hai chiều.
Trên thị trường liên ngân hàng gián tiếp, các ngân hàng đặt ra các lệnh giới hạn một chiều cho các nhà mơi giới, ví dụ: một ngân hàng thương mại đặt một lệnh cho nhà môi giới để mua 10 triệu GBP tại tỷ giá 1 GBP = 1,5550 USD. Nhà môi giới ghi lệnh này vào sổ và cố gắng tìm cách đối chiếu lệnh mua GBP với các lệnh bán GBP từ các ngân hàng khác. Trong khi các ngân hàng tiến hành các giao dịch, một mặt là cho chính mình, mặt khác cho khách hàng, thì những nhà mơi giới chỉ giao dịch duy nhất là cho khách hàng. Trong giao dịch nhà môi giới sẽ đưa ra tỷ giá tốt nhất cho khách hàng, tỷ giá này gọi là giá tay trong (inside spread). Thông qua hoạt động môi giới, nhà môi giới sẽ thu hoa hồng từ ngân hàng mua và từ ngân hàng bán. Do tính chất hoạt động, thị trường qua môi giới được biết đến như là thị trường: Bán tập trung, liên tục, đặt lệnh có giới hạn, và thơng qua phương thức đấu giá một chiều.
Hoạt động tổ chức giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trực tiếp và thị trường liên ngân hàng giántiếpđược thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức thị trƣờng ngoại hối
Trên sơ đồ, những nhà tạo thị trường là các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư, các ngân hàng này liên hệ thường xuyên với nhau nhằm cung cấp tỷ giá mua vào và bán ra của ngân hàng mình cho ngân hàng khác và ngược lại. Các ngân hàng vừa giao dịch cho chính mình nhằm thay đổi trạng thái ngoại hối trong tài sản của mình và kiếm lời, đồng thời các ngân hàng cũng giao dịch cho khách hàng để hưởng phí. Các ngân hàng tạo thị trường cũng đặt ra các lệnh giới hạn cho các nhà mơi giới, sau đó nhà mơi giới sẽ tìm cách đối chiếu các lệnh đặt mua và các lệnh đặt bán giữa các ngân hàng tạo thị trường với nhau để tìm ra tỷ giá tốt nhất cho cả ngân hàng mua và ngân hàng bán. Thông qua dịch vụ môi giới, nhà môi giới thu từ ngân hàng bán và từ ngân hàng mua một khoản hoa hồng. Ngân hàng Trung ương tham gia thị trường nhằm thau đổi tỷ giá hối đoái hoặc thực hiện các chuyển đổi cho chính phủ. Cơng ty Mơi giới NHTM Công ty NHTM NHTW Đặt lệnh Đặt lệnh Đặt lệnh Đặt lệnh Đặt lệnh
Giá tay trong Giá tay trongĐặt lệnh Đấu giá mở
Câu hỏi ôn tập I. Phần lý thuyết:
1. Thị trường ngoại hối là gì? Thị trường ngoại hốigiao dịch những loại hàng hóa nào? Thị trường ngoại hối có đặc điểm gì khác so với thị trường hàng hóa?.
2. Phân biệt sự khác nhau giữa các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối sau đây: Nhóm khách hàng mua bán lẻ, các ngân hàng thương mại, những nhà môi giới ngoại hối, các ngân hàng trung ương.
3. Ngân hàng thương mại có thể đóng vai trị gì trên thị trường ngoại hối: nhà kinh doanh, nhà môi giới, nhà đầu cơ, nhà kinh doanh chênh lệch giá hay tất cả các vai trò?
4. Phân biệt từng cặp khái niệm sau: Yếtgiá trực tiếp và yết giá gián tiếp, đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá, tỷ giá mua và tỷ giá bán, ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá?.
5. Thế nào là nghiệp vụ ngoại hối giao ngay? Giả sử, ngày thứ bảy 12/7 khách hàng A thỏa thuận bán ngoại tệ cho ngân hàng theo hợp đồng giao ngay. Như vậy hai bên sẽ chuyển giao ngoại tệ cho nhau chậm nhất là vào ngày nào?.
6. Sử dụng Internet để tìm thơng tin tỷ giá giữa USD và các ngoại tệ mạnh khác như EUR, GBP, JPY, CHF, AUD, CAD, SGD và giữa các ngoại tệ mạnh này với VND. Sau khi thu thập được thông tin tỷ giá, sử dụng Excel để lập bảng tính và so sánh chênh lệch (spread) giữa giá bán và giá mua của các tỷ giá USD, EUR, GBP, JPY, CHF, AUD, SGD và CAD so với VND.
II. Phần bài tập
Bài 1.Giả sử có các tỷ giá sau đây:
USD/VND = 15.950 GBP/USD = 1,7612
USD/JPY = 114,21 USD/CHF = 1,37728
EUR/USD = 1,2568 AUD/USD = 0,7824
Yêu cầu: Hãy xác định các tỷ giá chéo sau đây: EUR/VND, JPY/VND, GBP/VND,
AUD/VND, GBP/AUD, GBP/EUR?
Bài 2. Giả sử tại một ngân hàngthương mại có bảng yết giá như sau:
USD/VND = 15.950 – 71 USD/JPY = 114,81 – 00
GBP/USD = 1,6568 – 00 EUR/USD = 1,2692 – 1,2712
AUD/USD = 0,7824 – 94
Chỉ ra tỷ giá mà ngân hàng sẽ áp dụng khi khách hàng muốn mua USD bằng VND, khách hàng muốn bán EUR lấy USD, khách hàng muốn bán USD lấy EUR, khách hàng muốn bán JPY lấy USD, khách hàng muốn mua GBP bằng USD, và khách hàng muốn bán USD lấy AUD?
Bài 3. Giả sử tại một ngân hàng thương mại có bảng yết giá như sau:
USD/VND = 15.730 – 15.761 GBP/USD = 1,8421 – 1,8496 EUR/USD = 1,2815 – 1,2885
AUD/USD = 0,7481 – 0,7506 USD/JPY = 106,28 – 106,73
Yêu cầu: Hãy xác định các tỷ giá chéo sau, kể cả tỷ giá mua và tỷ giá bán:
GBP/VND, EUR/VND, JPY/VND, GBP/AUD, AUD/JPY?
Bài 4. Giả sử có các tỷ giá sau đây trên thị trường quốc tế:
GBP/USD = 1,5809 –39 ở New York
USD/EUR = 0,9419 –87 ở Frankfurt
GBP/EUR = 1,4621 –71 ở London
Để khai thác cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá, nhà kinh doanh giả sử đang nắm giữ 1 triệu USD sẽ thực hiện các giao dịch mua bán như thế nào?
Bài 5. Giả sử tại một ngân hàng thương mại có bảng yết giá như sau:
USD/VND = 15.850 – 71 USD/EUR = 0,8429 - 52
USD/JPY = 114,81 – 00 GBP/USD = 1,6568 - 00
AUD/USD = 0,6824 – 94
Yêucầu: Hãy xác định tỷ giá và đối khoản tương ứng khi khách hàng muốn thực
hiện các giao dịch sau đây:
a/ Khách hàng muốn mua 120.000 USD bằng VND? b/ Khách hàng muốn bán 960.000 EUR lấy USD? c/ Khách hàng muốn bán 92.500 USD lấy EUR? d/ Khách hàng muốn bán 12.358.000 JPY lấy USD? e/ Khách hàng muốn mua 28.320.000 GBP bằng USD? f/ Khách hàng muốn bán 56.900 USD lấy AUD?
Bài đọc thêm
PHÂNLOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra.
+ Tỷ giá mua vào:là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ từ khách hàng .
Ví dụ: Vào ngày 01/3/2012 ta có tỷ giá mua vào giữa đồng USD và đồng VND do
Vietcombank niêm yết như sau : 1USD = 20.800 VND.
+ Tỷ giá bán ra: là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ cho khách hàng.
Ví dụ: Vào ngày 01/3/2012 ta có tỷ giá bán ra giữa đồng USD và đồng VND do Vietcombank niêm yết như sau : 1USD = 20.860 VND.
Giữa tỷ giá bán ra và tỷ giá mua vào có sự chênh lệch nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thu nhập để trang trải chi phí giao dịch và tìm kiếm lợi nhuận thỏa đáng, nhưng thường sự chênh lệch này không quá cao. Do vậy, khi niêm yết giá ngân hàng thường niêm yết cả giá mua và giá bán.
+ Tỷ giá chéo: là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ ba (còn gọi là đồng tiền trung tâm).
Căn cứ vào phương diện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản.
+ Tỷ giá tiền măt: là loại tỷ giá áp dụng cho các ngoại tệ tiền mặt, séc, thẻ tín dụng. Thơng thường, tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỷ giá bán tiền mặt cao hơn so với tỷ giá chuyển khoản.
+ Tỷ giá chuyển khoản: áp dụng cho các trường hợp giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Loại tỷ giá này thường thấp hơn tỷ giá tiền mặt.
Ví dụ: Vào ngày 01/3/2012 ta có tỷ giá mua vào giữa đồng AUD và đồng VND do Vietcombank niêm yết bằng tiền mặt: 1 AUD = 22.078,10 VND; bằng chuyển khoản:
1 AUD = 22.211,37 VND.
Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra thành :
+ Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa:
Trong giao dịch ngoại hối, thông thường các ngân hàng không thông báo tất cả tỷ giá của các hợp đồng ký trong ngày mà chỉ công bố tỷ giá mở cửa áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên và tỷ giá đóng cửa áp dụng cho hợp đồng giao dịch lúc cuối cùng trong ngày.
+ Tỷ giá giao ngay (spot) và tỷ giá kỳ hạn (forwards):
Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được thỏa thuận hơm nay, nhưng việc thanh tốn xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo.
Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá được thỏa thuận ngày hơm nay, nhưng việc thanh tốn xảy ra sau đó từ 3 ngày làm việc trở lên.
+ Tỷ giá cố định: là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố cố định trong một biên
độ giao động hẹp. Dưới áplực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, buộc ngân hàng trung ương phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.
+ Tỷ giá thả nổi hồn tồn: là tỷ giá được hình thành hồn tồn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, ngân hàn trung ương không hề can thiệp.
+ Tỷ giá thả nổi có điều tiết: là tỷ giá được thả nổi, nhưng ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
+ Tỷ giá chợ đen: Tỷ giá được hình thành bên ngồi hệ thống ngân hàng, do cung cầu trên thị trường tự do quyết định.
+ Tỷ giá chính thức (ở Việt Nam ngày nay là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng): là loại tỷ giá do ngân hàng trung ương cơng bố. Nó
phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp
dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷgiá chính
thức. Ngồi ra, ở Việt Nam tỷ giá chính thức cịn là cơ sở để các ngân hàng thương
mại xác định tỷgiá kinh doanh trong biên độcho phép.
+ Tỷgiá kinh doanh: là tỷgiá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ. Tỷgiá này do các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ sở xác định tỷgiá này là tỷgiá chính thức do ngân hàng trung ương công bốxem xét đến các yếu tốliên quan
trực tiếp đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của
người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán. Tỷ giá kinh doanh bao gồm tỷgiá
mua, tỷ giá bán.
Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái được chia ra thành:
+ Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá giao dịch mua bán giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng.
+ Tỷ giá thực là tỷ giá phản ảnh mối tương quan về sức mua giữa 2 đồng tiền.
Căn cứvào phương tiện chuyển ngoại hối, tỷgiá được chia ra thành:
+ Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Đây là tỷ giá cơ sở để xác
định các loại tỷgiá khác.
Bài đọc thêm:
QUY ƢỚC TÊN ĐƠN VỊ TIỀN TỆ
Để thống nhất và tiện lợi trong các giao dịch ngoại hối, Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization) gọi tắt là ISO quy ước tên đơn vị tiền tệ của một số quốc gia được viết bằng ba ký tự. Hai ký tự đầu là tên quốc gia, ký tự sau cùng là tên đồng tiền. Chẳng hạn tên đơn vị tiền tệ của Việt Nam là VND thì hai ký tự đầu VN viết tắt của Việt Nam, ký tự sau cùng D viết tắt tên của đồng.
Dưới đây là minh họa ký hiệu đơn vị tiền tệ của một số quốc gia theo ISO:
Tên đồng tiền Viết tắt tên đơn vị tiền tệ
Bảng Anh GBP
Dollar Mỹ USD
Đồng Euro EUR
Dollar Canada CAD
Dollar Hồng Kông HKD Dollar Singapore SGD Dollar Úc AUD Yên Nhật JPY Đồng Việt N m VND Won Hàn Quốc KRW
Yuan Trung Quốc CNY
Kíp Lào LAK
Rupee Ấn Độ INR
Dollar New Yealand NZD
Peso Philippines PHP
Baht Thái Lan THB
Franc Đức FRF
Ringgit Malaysia MYR
Bài đọc thêm
THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM- DIỄN BIẾN VÀ XU THẾ 13
Thành lập từ năm 1991, trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều thăng trầm, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch.
Những dấu mốc đáng lƣu ý
Năm 1991, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ được thành lập và hoạt động với mục tiêu: Thiết lập thị trường ngoại hối chính thức cho giao dịch giữa ngân hàng và các đơn vị kinh tế; Đánh giá và đo lường cung cầu ngoại tệ trên thị trường; Quyết định tỷ giá chính thức hợp lý giữa USD và VND; Chuẩn bị những điều kiện ban đầu cho việc hình thành thị trường tài chính trong tương lai.
Năm 1994, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ chấm dứt hoạt động thay vào đó là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhằm xây dựng một thị trường có tổ chức cho giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) và tạo cơ sở hình thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai. Trước năm 1998, trên thị trường các giao dịch chủ yếu là giao dịch giao ngay. Kể từ năm 1998, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn và hốn đổi mới chính thức được đưa vào giao dịch.
Cho đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và NHTM trong và ngồi nước. NHTM đóng vai trị nịng cốt trên thị trường ngoại hối và đóng vai trị trung gian trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng là các doanh nghiệp, đặc biệt là các cơng ty xuất nhập khẩu. Ngồi ra, các NHTM cịn mua bán ngoại tệ với nhau trên thị trường nhằm mục tiêu thu lợi nhuận và đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại tệ khi cần để giảm thiểu rủi ro.
Diễn biến những năm gần đây
Năm 2009, tỷ giá USD/VND tiếp tục đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỉ giá lên ±5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến.
Năm 2010, giá USD đã tăng khá mạnh trong năm 2009, sang đến tháng 1/2010 lại