Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thị trƣờng ngoại hối

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính ThS. Lý Vân Phi (Chủ biên) (Trang 40 - 43)

I. Khái quát về thị trƣờng ngoại hối

2. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thị trƣờng ngoại hối

2.1. Khái niệm

- Ngoi hi (foreign exchange)

Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh tốn quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh tốn là những thứcó sẵn để chi trả, thanh tốn lẫn cho nhau.

Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:

+ Ngoại tệ: là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước khác và quyền rút vốn đặc biệt SDR). Ngoại tệ có thể là tiền xu, tiền giấy, tiền trên tài khoản, séc du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền.

+ Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ như séc thương mại, chấp phiếu ngân hàng, kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác.

+ Vàng tiêu chuẩn quốc tế: đây là vàng được sử dụng với vai trò là tiền trong thanh toán quốc tế.

+ Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.

Trong thực tế thì chỉ có ngoại tệ và vàngtheo tiêu chuẩn quốc tế là đối tượng mua bán thường xuyên trên thị trường ngoại hối. Cịn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường ngoại hối, thì trước hết phải bán (chiết khấu) các giấy tờ có giá để có ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền khác nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối thường được hiểu theo nghĩa thực tế là thị trường mua bán ngoại tệ.

- Thị trƣờng ngoại hối (The Foreign Exchange Market- FX)

Khái niệm thị trường ngoại hối được hiểu theo nhiều cách như sau:

Theo nghĩa hẹp: Thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng,

tức là thịtrường liên ngân hàng (Interbank).

Theo nghĩa rộng: Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền

khác nhau.

Một nhà nhập khẩu Mỹ thường được yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu Nhật bằng đồng Yên Nhật, cho nhà xuất khẩu Đức bằng đồng EUR, cho nhà xuất khẩu Anh bằng đồng bảng Anh. Với lý do này, đểthanh toán tiền hàng, nhà nhập khẩu Mỹ phải

mua các ngoại tệ thích hợp, tức bán nội tệ trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối.

Vy, thtrường ngoi hối là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau.

Tuy nhiên, trong thực tế do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy theo nghĩa hẹp thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức là thị trường liên ngân hàng (Interbank).

2.2. Đặc điểm

- Thị trường ngoại hối khơng có địa điểm cụ thể.

- Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục: Thị trường hối đoái hoạt động liên tục

suốt ngày đêm 24giờ/ngày trên các khu vực khác nhau của thế giới. Đây là thị trường toàn cầu, do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm.

- Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế: phạm vi hoạt động của thị trường ngoại hối không chỉ dừng lại ở một quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế nhằm phục vụ nhu cầu mua bán, giao dịch về ngoại tệ.

- Các giao dịch mua bán được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên

lạc hiện đại như: điện thoại, telex, fax, máy tính.

- Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý... nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển.

- Đây là thị trường lớn nhất và có doanh số giao dịch cao nhất. Doanh số giao dịch mua bán rịng tồn cầu (chỉ tính doanh số một chiều mua vào hoặc bán ra) tại thời điểm 4/2010 ước tính vào khoảng 4.000 tỷ USD/ngày7; thị trường hoạt động tích cực nhất là London, sau đó là New York, Tokyo, Singapore, Frankfurt,…

Bảng 2.1: Doanh thu thị trƣờngngoại hốitồncầubởicặptiền tệ8

Thị trường ngoại hối tồn cầu có tốc độ phát triển rất nhanh trong mấy thập kỷ qua, đặc biệt là từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX do có những ngun nhân chính sau:

+ Sau khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods bị sụp đổ vào năm 1973, tỷ giá các đồng tiền trên thế giới được thả nổi và dao động mạnh đã buộc những nhà kinh doanh tiền tệ, xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế phải tìm kiếm các biện pháp phịng chống rủi ro thơng qua thị trường ngoại hối; mặt khác, họ cũng tranh thủ thời cơ tỷ giá biến động mạnh để hoạt động đầu cơ kiếm lời. Điều đó làm tăng nhu cầu giao dịch mua bán ngoại tệ, góp phần thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển nhanh chóng.

+ Xu thế tự do hố thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu, bao gồm cả các nước đang phát triển cũng đã và đang tích cực tham gia tiền trình hội nhập, là tiền đề để các nước tiến hành nới lỏng quy chế quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện cho chu chuyển hàng hoá, dịch vụ và vốn quốc tế được hiệu quả. Điều này tạo nên một thị trường ngoại hối quốc tế ngày càng rộng lớn với doanh số giao dịch ngày càng cao.

+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần làm giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ thanh tốn, góp phần tích cực thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển như ngày

nay.

2.3. Chức năng của thị trƣờng ngoại hối

Thị trường ngoại hối có bốn chức năng cơ bản sau:

- Cung cấp dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.

- Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc

tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia.

- Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường.

- Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai.

8

- Thị trường ngoại hối là nơi để ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính ThS. Lý Vân Phi (Chủ biên) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)