Các thành viên tham gia

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính ThS. Lý Vân Phi (Chủ biên) (Trang 43 - 44)

I. Khái quát về thị trƣờng ngoại hối

3. Các thành viên tham gia

3.1. Nhóm khách hàng mua bán lẻ

Nhóm khách hàng mua bán lẻ bao gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm phục vụ hai mục đích: chuyển đổi tiền tệ và phịng ngừa rủi ro tỷ giá.

Ví dụ:Nhà nhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hoá đơn nhập khẩu ghi bằng ngoại tệ; nhà xuất khẩu có nhu cầu bán ngoại tệ khi nhận được hố đơn xuất khẩu ghi bằng ngoại tệ; khách du lịch có nhu cầu bán ngoại tệ lấy nội tệ để chi tiêu...

Nhóm khách hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho mục

đích hoạt động của chính mình chứ khơng nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối. Thơng thường nhóm khách hàng mua bán lẻ khơng giao dịch trực tiếp với nhau mà thường mua bán thơng qua các ngân hàng thương mại, bởi vì việc mua bán ngoại tệ trực tiếp giữa các nhóm khách hàng có các hạn chế như: Khơng khớp nhau về mặt thời

gian, không khớp nhau về mặt không gian, không khớp nhau về mặt tiền tệ, không khớp nhau về mặt số lượng, rủi ro trong thanh tốn, rủi ro tín dụng.

3.2. Các ngân hàng thƣơng mại

Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối với hai mục đích:

Thứ nhất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bằng cách mua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Vì là mua bán hộ nên ngân hàng không phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không làm thay đổi kết cấu bảng cân đối tài sản nội bảng. Trong dịch vụ mua bán hộ, ngân hàng thu một khoản phí phổ biến ở dạng chênh lệchtỷ giá mua bán.

Thứ hai, kinh doanh cho chính mình, tức là mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Trong hoạt động kinh doanh này, ngân hàng phải bỏ vốn, chịu rủi ro về tỷ giá và làmthay đổi bảng cân đối nội bảng hoặc ngoại bảng của ngân hàng.

Trên interbank, các ngân hàng giao dịch với nhau theo hai phương thức:

- Giao dịch trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau (Direct Interbank);

- Giao dịch gián tiếp với nhau thông qua môi giới (Indirect Interbank).

3.3. Những nhà môi giới ngoại hối

Ngày nay, ngồi hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau, thì hình thức giao dịch gián tiếp thông qua nhà môi giới ngoại hối cũng phát triển.

Phương thức giao dịch qua mơigiới có có ưu điểm ở chỗ: nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho khách hàng một cách nhanh, rộng khắp với giá tay trong.

Tuy nhiên, giao dịch qua môi giới cũng có nhược điểm là: các ngân hàng phải trả cho nhà mơi giới một khoản phí, làm cho chênh lệch tỷ giá mua bán hẹp lại.

Những ai muốn hành nghề mơi giới ngoại hối phải có giấy phép. Tại mỗi trung tâm tài chính quốc tế thường có một số nhà môi giới nhất định để giúp các ngân hàng thực hiện các lệnh mua và bán ngoại hối. Điểm cần lưu ý là những nhà môi giới chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng, khơng mua bán cho chính mình.

3.4. Ngân hàng trung ƣơng

Các NHTW tham gia thị trường ngoại hối nhằm ba mục đích sau: Thứ nhất, can thiệp lên tỷ giá.

Nhìn chung, các NHTW không thờ ơ trước sự biến động của tỷ giá đối với đồng tiền do mình phát hành. Do đó, mặc dù hầu hết các đòng tiền của các nước công nghiệp phát triển được thả nổi từ năm 1973, nhưng trên thực tế, các NHTW vẫn thường xuyên can thiệp bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà NHTW cho là có lợi.

Trong chế độ tỷ giá cố định, can thiệp của NHTW lên thị trường ngoại hối là bắt buộc nhằm duy trì tỷ giá trong một biên độ nhất định. NHTW tiến hành mua nội tệ vào khi cung nội tệ lớn hơn cầu, và tiến hành bán nội tệ ra khi cầu lớn hơn cung trên thị trường ngoại hối, nhờ đó tỷ giá được duy trì cố định.

Thứ hai, mua bán, chuyển đổi ngoại tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia.

Ngày nay, các NHTW trên thế giới ln duy trì một lượng dự trữ ngoại hối nhất định, ví dụ, dự trữ ngoại hối của NHTW Trung Quốc tới gần 2000 tỷ USD. Do tỷ giá của các đồng tiền dự trữ thường xuyên biến động, nên các NHTW một mặt phải đa dạng hóa cơ cấu dự trữ, mặt khác có thể tận dụng các cơ hội biến động tỷ giá nhằm gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối của mình.

Thứ ba, NHTW cịn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính phủ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính ThS. Lý Vân Phi (Chủ biên) (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)