- Biểu đồ đi lạ
1 Được tính bằng lấy số hộ có nguồn thu chia cho tổng số hộ điều tra
4.3.1 Nguồn vốn sinh kế
a. Nguồn vốn con người
Một sự khác biệt về nguồn vốn con người nếu so sánh giữa năm 2000 và 2005. Sự khác biệt này có sự đóng góp khơng nhỏ của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thơng, chợ và cơng trình thuỷ lợi.
Trước hết, nếu như trong năm 2000 tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học chỉ đạt khoảng 90% số em, học trung học cơ sở khoảng 70% số em. Thì cho đến cuối năm 2005, tại tất cả các xã đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và dự kiến đến năm 2006 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho người dân. Như vậy đã có một sự thay đổi đáng kể về trình độ văn hố của người dân.
Hộp 4.5 Giờ thì tốt lắm…
”Giờ thì tốt lắm, được tập huấn cũng nhiều từ trồng trọt, chăn nuôi, IPM, trồng tre, cây ăn quả. Nếu cần thi xã có cán bộ khuyến nông, thú y gọi một cái là họ đến ngay”
Phỏng vấn nhóm nơng dân thơn 4 xã Yến Mao
“Giờ toàn làm theo kỹ thuật cả chứ, đi tập huấn về thì làm theo những gì đã tập huấn.
Năng suất lúa giờ cao hơn trước nhiều lắm”
Phỏng vấn nhóm thơn 5 xã Phượng Mao “Từ năm 2000 trở lại đây, được sự giúp đỡ của trạm khuyến nông huyện, một số các tổ
chức khác đã phối hợp tổ chức được nhiều buổi tập huấn kỹ thuật cho bà con. Xã có cán bộ khuyến nông chuyên trách hưởng lương để hỗ trợ, tư vấn cho chính quyền xã và người dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp”
Phỏng vấn sâu Chủ tịch UBND xã Tu Vũ
Bên cạnh tỷ lệ học sinh khơng được đến trường thấp thì chỉ tiêu đánh giá trình độ, kiến thức và kỹ năng của người dân trong sản xuất cũng được coi
là thay đổi đáng kể so với năm 2000. Theo đó, nhiều khoá tập huấn về kỹ thuật trồng lúa lai, IPM, chăn nuôi lợn đã được tổ chức cho người dân. Cụ thể theo như bảng 4.10, có 85,7% số hộ đã tham gia các khoá tập huấn trồng lúa nước, 73,3% số hộ tham gia các khoá tập huấn về chăn nuôi, 36% số hộ tham gia tập huấn trồng cây ăn quả. Như vậy so với năm 200 thì kiến thức và kỹ năng của người dân trong trồng trọt, chăn ni đã có sự thay đổi một cách tích cực.
Nhìn vào bảng 4.10 cũng cho thấy các khoá tập huấn cho người dân chủ yếu tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi. Điều này cho thấy một phần tính chất sản xuất, cơ cấu kinh tế của các hộ gia đình thiên về nơng nghiệp hơn là dịch vụ hay tiểu thủ công nghiệp.
Bảng 4.10 Tỷ lệ hộ đã tham gia các lớp tập huấn
Lớp tập huấn Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Kỹ thuật trồng lúa nước 128 85.7
Kỹ thuật trồng cây ăn quả 54 36.0
Kỹ thuật nuôi vịt 19 12.5
Kỹ thuật nuôi lợn 110 73.3
Kỹ thuật nuôi cá 33 21.8
Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình
b. Nguồn vốn xã hội
Sau khi thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng về đường giao thông, thuỷ lợi và chợ. Nguồn vốn xã hội của cộng đồng đã có những thay đổi đáng kể. Các mối quan hệ, nguồn thông tin của cộng đồng đã đa dạng hơn, khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin trở nên dễ dàng hơn.
Trước hết, chúng ta thấy khả năng tiếp cận của các hộ gia đình với các nguồn thơng tin về khoa học kỹ thuật sản xuất, thị trường là rất tốt. Người dân ngày càng nhận được nhiều thông tin hơn từ các nguồn khác nhau như thông qua các buổi đi chợ, các cuộc họp thôn, đài, ti vi.
năm 2005 đều tăng hơn so với năm 2000. Cụ thể, số hộ có thể tiếp cận cận thơng tin liên quan đến sản xuất, khoa học kỹ thuật từ chợ xã tăng từ 17,5% lên 36,5%, thông qua họp thôn bản tăng từ 74,3% lên 86,5%, thông qua đài tivi tăng từ 32,4% lên 52,4%, nguồn thông tin từ sách báo cũng tăng từ 12,5% lên 38,1% và từ các cơ quan khuyến nông cũng tăng từ 25% lên 42,9%.
Đồ thị 4.5 cũng cho thấy số hộ tiếp cận được với nguồn thông tin từ đài báo, ti vi (phương tiện truyền thông đại chúng) ngày càng được nhiều hộ sử dụng như là một kênh thu nhận thơng tin chính thức của hộ. Kết quả này cũng cho thấy để người dân tiếp cận được nhiều hơn với các thông tin sản xuất qua các phương tiện thông tin đại chúng thì phải đảm bảo các hộ gia đình phải sở hữu, sử dụng nhiều các phương tiện thông tin đại chúng. Có nghĩa cho đến năm 2005, số hộ gia đình sở hữu, sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như đài, ti vi, sách báo đã tăng hơn nhiều so với năm 2000. Đây cũng được coi là một trong những tác động của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đem lại đối với nguồn vốn vật chất nhưng qua cách nhìn từ nguồn vốn xã hội của cộng đồng.
Một tác động khác của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đem lại như đã trình bày ở trên là khả năng tiếp cận với cơ quan khuyến nông năm 2005 đã tốt hơn hẳn so với năm 2000 (tăng từ 25 đến 42,9%). Có được điều này là nhờ các hộ dân trên địa bàn các xã có nhiều cơ hội để tiếp cận với các cán bộ khuyến nông xã và huyện hơn trước rất nhiều. Từ những năm 2000, trở về trước việc gặp gỡ trao đổi với cac cán bộ khuyến nông là một chuyện hiếm hoi mà nguyên nhân chính được xem như là sự khó khăn trong đi lại. Hệ thống giao thơng khơng khuyến khích người dân, cơ quan khuyến nông tiếp xúc với nhau để cùng trao đổi bàn bạc về sản xuất. Nhưng giờ thì ngược lại, do đường đi lại thuận tiện các cán bộ khuyến nơng có thể xuống trực tiếp tại địa bàn các thôn để hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất, và người dân cũng dễ dàng đến với các cơ quan khuyến nông yêu cầu trợ giúp khi gặp khó khăn trong q trình sản xuất.
Đồ thị 4.5 Nguồn cung cấp thông tin về sản xuất của hộ gia đình 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chợ xã Họp thơn bản UBND xã
Đài, ti vi Sách báo Khuyến
nông
Nguồn thông tin
T ỷ l ệ (% ) 2000 2005
Cũng theo đồ thị 4.5, tỷ lệ hộ gia đình nhận thơng tin sản xuất từ UBND xã năm 2005 giảm từ 56,2% xuống còn 45,3%. Sự giảm sút này là do vai trò hiện nay của UBND xã khơng cịn trực tiếp cung cấp thơng tin về sản xuất cho hộ gia đình nữa mà chủ yếu thực hiện vai trò quản lý nhà nước, vai trị cung cấp thơng tin liên quan đến sản xuất được chuyển sang cho bộ phận khuyến nơng của xã.
c. Nguồn vốn tài chính
Trước hết, chúng ta thấy nguồn thu nhập của các hộ gia đình trong năm 2005 vẫn khơng khác biệt so với năm 2000. Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ gia đình vẫn là từ các nguồn có liên quan đến nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi như thu từ trồng lúa, màu, chăn nuôi với phần lớn các hộ gia đình có nguồn thu từ đây (bảng 4.11). Điều này được khẳng định qua kết quả phỏng vấn hộ gia đình cũng như các phỏng vấn nhóm, nguồn thu nhập thường xuyên nhất của hộ gia đình năm 2005 là từ trồng lúa (97,5%), trồng màu (95,2%) và chăn nuôi (95,2%). Kết quả này cũng cho thấy, cơ cấu sản xuất hiện nay của các xã nghiên cứu vẫn mang nặng tính chất của vùng sản xuất
thuần nơng chưa có nhiều các hoạt động sản xuất và dịch vụ.
Mặc dù vẫn chủ yếu là sản xuất thuần nông, nhưng nhờ vào tác động của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng thì cơ cấu các nguồn thu nhập của các hộ gia đình năm 2005 trên địa bàn các xã cũng bắt đầu có sự thay đổi so với năm 2000. Theo đó tỷ lệ số hộ có các nguồn thu khơng phải từ nông nghiệp tăng nhanh. Cụ thể tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 4,5% năm 2000 lên 9,5% năm 2005 với mức thu nhập trung bình tương ứng 5,3 triệu đồng và 8,4 triệu đồng, thu nhập từ đi làm thuê, công nhân tăng từ 15,3% lên 59,1% với thu nhập bình quân 2,464 triệu đồng và 8,089 triệu đồng.
Bảng 4.11 Nguồn thu nhập chủ yếu của hộ gia đình năm 2000 và 2005