- Chi phí thủy lợi Nguồn thu mớ i t ừ
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Khung phân tích
Khung nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở so sánh sinh kế của người dân trước và sau khi có dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại các điểm nghiên cứu [6] mà không sử dụng phương pháp đánh giá tác động "có – không" (Vùng có dự án và vùng không có dự án) bởi hai lý do là trên địa bàn nghiên cứu đã chọn toàn bộ 3 xã nằm trong Chương trình 135 của huyện Thanh Thủy do vậy không thể lựa chọn được một xã nào khác tại Thanh Thủy có điều kiện tương đồng như các xã nghiên cứu. Bên cạnh đó, tại các xã nghiên cứu cũng đã thu thập và lưu trữ được một bố số liệu ban đầu khi tiến hành xây dựng dự án phát triển cơ sở hạ tầng và đánh giá dự án sau khi hoàn thành.
Trong khung nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.1, đường AD thể hiện sinh kế của người dân tại điểm nghiên cứu khi không có các công trình về thủy lợi, giao thông và chợ. Đường BC thể hiện cho sinh kế của người dân sau khi có các công trình về giao thông, thủy lợi và chợ.
Chúng ta nhận thấy một điều rõ ràng rằng dù không có bất cứ hoạt động đầu tư nào vềđường giao thông, thủy lợi và chợ thì sinh kế của người dân vẫn được duy trì và phát triển dù với tốc độ chậm. Sinh kế vẫn có được bởi người dân vẫn phối hợp và sử dụng các loại tài sản tự nhiên, xã hội, vật chất, tài chính và con người để tạo ra sinh kế cho mình. Những loại tài sản này vẫn tồn tại thường trực trong cuộc sống của cộng đồng. Điểm khác biệt ở đây chính là số lượng và chất lượng các loại tài sản tại thời điểm này thường có số lượng ít, không đa dạng, giá trị thấp dẫn đến các phương thức phối hợp hay chiến lược sử dụng các loại tài sản này cũng nghèo nàn và đơn điệu. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả sinh kế như thu nhập thì thấp, thiếu ăn thường xuyên, khả năng chống đỡ với rủi ro thấp. Khung phân tích cũng chỉ ra được sinh kế của người dân sau khi có các công trình thủy lợi, đường giao thông và chợ. Sinh kế sau khi có các công trình được thể hiện là đường BC trong hình 3.1.
Giả thiết đặt ra là khi đầu tư các công trình đường giao thông, thủy lợi và chợ sẽ làm cho sinh kế của người dân đa dạng hơn, phong phú hơn và chất lượng hơn. Khi thực hiện đầu tư các công trình thủy lợi, đường giao thông, chợ không phải lúc nào cũng tạo ra sinh kế tốt hơn so với chưa có công trình. Trong giai đoạn đầu tiên của đầu tư các công trình hạ tầng thường cần phải đầu tư số vốn ban đầu lớn trong khi lợi ích thu được đối với sinh kế chưa nhiều dẫn đến sinh kế của người dân trong thời gian này thường thấp hơn so với sinh kế trước khi đầu tư. Và cùng với thời gian, các công trình đường giao thông, thủy lợi sẽ ngày càng tạo ra được lợi ích lớn hơn đối với sinh kế của người dân. Và bắt đầu từ điểm E trởđi các công trình sẽ tạo ra được những lợi ích mới đối với sinh kế của người dân khi được đầu tư đường giao thông, thủy lợi, chợ cao hơn so với không được đầu tư.
Nếu đem so sánh sinh kế của người dân tại thời điểm trước và sau khi có các công trình thủy lợi, đường giao thông và chợ thì chúng ta sẽ thấy được những tác động của các công trình này đối với sinh kế của người dân như thế nào. Phần tác động của các công trình thủy lợi, đường giao thông đối với sinh
Sinh kế
Năm
Sinh kế trước khi có dự án phát triển cơ sở hạ tầng Sinh kế sau khi có dự án phát triển cơ sở hạ tầng
C E D l1 A B t1 Hình 3.1. Khung phân tích [6]
kế của người dân chính là diện tích ∆ECD. Nghiên cứu sẽ tập trung vào tìm kiếm và phân tích sự khác nhau giữa sinh kế trước khi có đường giao thông, thủy lợi, chợ với sinh kế sau khi đã có những công trình này.