Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án phát triển CSHT thuộc chương trình 135 đối với sinh kế của người dân tại một số xã huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 43)

- Biểu đồ đi lạ

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Yến Mao, Phượng Mao và Tu Vũ là ba xã nằm ở phía nam huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ cách trung tâm huyện khoảng 30km. Các xã đều nằm trải dài theo bờ sông Đà và tiếp giáp với huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Cả ba xã đều có đường tỉnh lộ 317 chạy qua địa bàn xã. Đây là đường duy nhất để các xã có thể giao lưu với thị trường bên ngồi như thành phố Việt Trì, thị xã Hồ Bình tỉnh Hồ Bình. Với vị trí gần với thị xã Hồ Bình là một thuận lợi rất lớn cho trao đổi và mua bán các loại hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của các hộ gia đình trên địa bàn của cả ba xã.

Về địa hình, cả ba xã đều có nhiều đồi núi, mặt bằng bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sơng và suối do đó rất khơng bằng phẳng. Diện tích đất lâm

nghiệp của Yến Mao chiếm 34,2% diện tích đất tự nhiên và Phượng Mao là 15,2%. Diện tích đất lâm nghiệp được sử dụng chủ yếu vào trồng cây lầm nghiệp phục vụ nhu cầu của nhà máy giấy Bãi bằng, và một phần nhỏ được các hộ gia đình trồng sắn. Theo báo cáo của UBND xã thì hầu hết diện tích đất lâm nghiệp có trên địa bàn đã được phủ xanh bằng trồng mới và bảo vệ các diện tích dừng tái sinh (bảng 3.1).

Trong ba xã thì Yến Mao là xã có diện tích lớn nhất với diện tích đất tự nhiên là 1311 ha (đất nông nghiệp chiếm 18,8%) tiếp đến là Phượng Mao với 474,6ha (đất nông nghiệp chiếm 26,4%) và ít nhất là Tu Vũ với diện tích tự nhiên là 474,6 ha (đất nơng nghiệp chiếm 42,5%). Trong ba xã thì Tu Vũ được coi là xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất do diện tích đồi núi ít, đất nơng nghiệp chiếm gần một nửa so với diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.1 Hiện trạng đất đai của các xã nghiên cứu

ĐVT: ha

Chỉ tiêu Yến Mao Tu Vũ Phượng Mao

Tổng diện tích đất tự nhiên 1311,00 474,60 763,50

1. Đất nông nghiệp 247,11 201,85 235,32

Trong đó: Đất cây hàng năm 159,33 173,81 143,96

2. Đất lâm nghiệp 448,58 20,05 146,80

3. Đất chuyên dùng 57,85 52,07 115,68

4. Đất chưa sử dụng 191,49 191,49 249,20

Nguồn: [17]

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án phát triển CSHT thuộc chương trình 135 đối với sinh kế của người dân tại một số xã huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)