Tài sản sinh kế trước khi thực hiện các dự án phát triển đường giao thông, thủy lợi và chợ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án phát triển CSHT thuộc chương trình 135 đối với sinh kế của người dân tại một số xã huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 63)

- Biểu đồ đi lạ

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1 Tài sản sinh kế trước khi thực hiện các dự án phát triển đường giao thông, thủy lợi và chợ

dự án phát triển đường giao thông, thủy lợi và chợ

4.1.1 Tài sản sinh kế trước khi thực hiện các dự án phát triển đường giao thông, thủy lợi và chợ thông, thủy lợi và chợ

a. Tài sản con người

Trong nghiên cứu này chúng tôi dự kiến xem xét nguồn vốn con người trêm hai góc độ là trình độ văn hố của người dân và kỹ năng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Và theo như đánh giá của người dân, vào những năm 2000 trở về trước trình độ văn hố của người lao động khá hạn chế, chủ yếu các lao động có trình độ văn hố thấp và kỹ năng trồng trọt chăn nuôi cũng rất yếu. Hộp 4.1 Khá lắm mới đi học đến lớp 9….

“Trước đây hộ nào khá lắm mới cho con học đến lớp 9, cịn lai cứ đến cấp hai là nghỉ vì trường ở xa quá điều kiện không cho phép, các cháu cũng cần ở nhà phụ giúp giá đình, cả xóm lúc đó có mối một đứa đi học cấp ba, và nó cũng phải ở trọ trên huyện. Nói chung lúc

đó học cao ở đây ít lắm”

Phỏng vấn nhóm nơng dân thơn 9 xã Yến Mao “Trước đây các gia đình cũng khuyến khích các cháu nó đi học,nhưng chủ yếu là học để

biết đọc biết viết thôi, cứ biết đọc biết viết là nghỉ học ở nhà giúp bố mẹ trông em, chăn trâu hay những cơng việc vặt khác. Lúc đó bố mẹ cũng chẳng nghĩ học cao để làm gì, vả lại đang cần người giúp nên khi các cháu nghỉ học thì cũng đồng ý ngay.”

Phỏng vấn nhóm thơn 5 xã Phượng Mao “Khoảng năm 2000 trở về trước, cũng huy động được gần 100% các em nó vào lớp 1,

nhưng số học sinh cứ rơi rụng dần, càng học lên cao càng có ít học sinh. Đến hết lớp 5 có khi chỉ cịn 60% số trẻ đến lớn. Đến cấp 3 thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay thơi.”

Trình độ văn hố thấp cịn thể hiện ở tỷ lệ trẻ đến trường. Theo như ý kiến của lãnh đạo các xã thì tỷ lệ trẻ theo học bậc tiểu học chỉ có khoảng dưới 90%, bậc trung học cơ sở chỉ có dưới 70% và rất ít người theo học ở bậc trung học phổ thông hoặc cấp học cao hơn. Phần lớn trẻ em theo học đến hết lớp 5 hoặc lớp 6 là nghỉ ở nhà phụ giúp bố mẹ trong các cơng việc gia đình và sản xuất. Hộp 4.2 Cán bộ cũng chẳng hơn gì dân cả

”Lúc đó, có ai biết bón phân thế nào đâu, rồi thấy lúa bị bệnh thì cũng biết là mất mùa chứ cũng chẳng biết làm thế nào, lợn gà thì cứ ni lớn được lại cứ chết toi cả. Nói chung là lúc ấy chẳng biết gì, tồn làm theo kinh nghiệm cả thôi”

Phỏng vấn nhóm nơng dân thơn 4 xã Yến Mao

“Làm gì có ai được đi tập huấn bao giờ, tồn người nọ nhìn người kia rồi làm thơi chứ. Cả xã mọi người đều như vậy cả”

Phỏng vấn nhóm thơn 5 xã Phượng Mao “Làm gì có ai biết gì đâu, người nọ nhìn người kia làm cả, mọi người đều làm theo kinh

nghiệm cả. Xã có cán bộ nơng nghiệp nhưng bản thân anh cán bộ này cũng chẳng hơn gì dân cả nên cũng chẳng giúp gì được mấy”

Phỏng vấn sâu Chủ tịch UBND xã Tu Vũ

Bên cạnh xem xét nguồn vốn con người trên góc độ trình độ văn hố thì các kỹ năng của người lao động cũng được chúng tơi xem xét. Với tính chất là các xã thuần nông nên các kỹ năng của người lao động về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi sẽ rất quan trọng đối với quá trình sản xuất của các hộ gia đình trên địa bàn các xã. Theo như ý kiến của người dân qua các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu người dân và lãnh đạo các xã cho thấy, trong giai đoạn 2000 trở về trước kỹ năng và kiến thức của người dân liên quan đến sản xuất chủ yếu là xuất phát từ kinh nghiệm là chính. Mọi người làm theo kinh nghiệm và quan sát lẫn nhau để áp dụng vào trong sản xuất như cách trồng lúa, ngô hay chăn nuôi lợn gà. Khơng có lớp tập huấn, hướng dẫn nào về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi được tổ chức cho người dân. Các thông tin về sản xuất mà người dân nhận được từ chính quyền địa phương là lịch gieo trồng, chỉ tiêu kế

hoạch sản xuất và một số các chỉ tiêu chung khác chứ ít khi nhận được các thông tin về cách trồng, chăm sóc, bón phân cho cây trồng hay cách lựa chọn giống gia súc, cách phòng bệnh cho gia súc.

Tóm lại là trong giai đoạn này kiến thức và kỹ năng của người dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi chủ yếu là xuất phát từ kinh nghiệm là chính. Trong điều kiện sản xuất nơng nghiệp là ngành chính thì kiến thức và kỹ năng sản xuất lại yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo thu nhập từ đó làm cho sinh kế của người dân khá bấp bênh trong giai đoạn này.

b. Nguồn vốn xã hội

Kết quả đánh giá cho thấy, các mối quan hệ xã hội của các hộ gia đình thời điểm trước năm 2000 khơng có nhiều. Các mối quan hệ chủ yếu xoay quanh mối quan hệ làng xóm, láng giềng và khá là bó hẹp.

Đồ thị 4.1 Nguồn cung cấp thông tin sản xuất, thị

trường cho hộ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chợ xã Họp thôn bản

UBND xã Đài, ti vi Sách báo Khuyến nông

Nguồn thông tin

T

l

Thông tin sản xuất Thông tin thị trường

Qua đồ thị 4.1, chúng ta thấy nguồn cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật cho các hộ gia đình chủ yếu từ các cuộc họp thôn bản và UBND xã tương ứng với 74,3% và 56,2%. Đây là điều dễ hình dung ra vì trong giai đoạn này thì

mối liên hệ, nguồn thông tin đến với người dân là khá hạn chế, các nguồn thông tin được cung cấp cho người dân thông qua hệ thống quản lý nhà nước mà trong nghiên cứu này là UBND xã và thôn bản. Tương tự như nguồn thơng tin về sản xuất thì thơng tin về thị trường người dân cũng nhận được chủ yếu từ họp thôn và UBND xã với tỷ lệ tương ứng là 67,7% và 36,2%.

Đồ thị 4.1 cũng cho thấy nguồn thông tin thị trường đến với các hộ gia đình từ chợ là rất hạn chế với 28% số người trả lời có tìm thấy thơng tin về thị trường từ chợ xã hoặc chợ huyện. Sách báo, ti vi và đài cũng cũng không cung cấp được nhiều thơng tin cho các hộ gia đình. Đây cũng là điểm dễ hiểu vì trong điều kiện cịn khó khăn thì sách báo, hay ti vi là các phương tiện khơng sẵn có trên địa bàn xã, thôn.

c. Nguồn vốn tự nhiên

Đối với nguồn vốn tự nhiên thì trong khn khổ của nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung và nghiên cứu nguồn vốn đất đai của các hộ gia đình.Vì như chúng ta đã biết thì trong nơng nghiệp đất đai giữ vị trí cực kỳ quan trọng do vậy đối với các xã nghiên cứu chúng tôi cũng chỉ đi sâu tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất đai của các hộ gia đình. Đất sản xuất nơng nghiệp đã được chia cho các hộ gia đình theo như NĐ 64CP, do vậy khơng có sự khác biệt nhiều về quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình.

Theo như bảng 4.1, bình quân một hộ gia đình có 1453,8 m2 đất trồng lúa, đất màu là 703,6m2, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 710m2. Nhìn vào bảng 4.1, ta thấy diện tích trồng cây ăn quả khá thấp so với các xã vùng đồi núi chỉ có bình qn 437m2/hộ, lý do là diện tích trồng cây lâu năm đã được nhiều hộ gộp ln vào diện tích đất thổ cư hoặc đất lâm nghiệp.

Mặc dù vậy, cũng có sự khác biệt giữa các hộ gia đình của các xã về đất đai, trong đó khác biệt lớn nhất là diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất lâm nghiệp. Sự khác biệt này là do điều kiện của các xã khác nhau. Đối

với Tu Vũ diện tích đất đồi chiếm tỷ lệ ít dẫn đến hầu hết các hộ gia đình được phỏng vấn tại Tu Vũ khơng có đất lâm nghiệp cũng như diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Ngược lại, đối với Yến Mao và Phượng Mao thì là xã miền núi điển hình do vậy phần lớn diện tích đồi rừng đã được giao cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng, cũng từ địa hình có nhiều khe, suối nên nhiều hộ gia đình tại hai xã này có điều kiện đào ao để nuôi cá.

Bảng 4.1 Diện tích một số loại đất của hộ

Loại đất Diện tích (m2) Số hộ (hộ)

Đất trồng lúa 1.453,8 150

Đất một vụ 614,4 140

Đất hai vụ 960,1 150

Đất màu 703,6 130

Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 710,0 51

Đất trồng cây lâu năm 437,1 40

Đất lâm nghiệp 2.236,6 75

Đất thổ cư 1.218,7 150

Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình

Trong giai đoạn trước năm 2000, thì một trong những khó khăn nhất của người dân trong sử dụng đất là thiếu nước. Hầu hết các ý kiến đưa ra đều cho rằng diện tích đất thì cũng nhiều những chủ yếu chỉ trồng được một vụ cịn lại thì bỏ hoang do khơng có nước tưới.

d. Thực trạng nguồn vốn vật chất

Nguồn vốn vật chất được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu trong phân loại hộ gia đình theo như cách nhìn của cộng đồng. Các nhóm hộ khác nhau được quyết định bởi các loại tài sản như nhà, cơng trình vệ sinh, các đồ dùng sinh hoạt và sản xuất. Theo lý giải của cộng đồng các hộ có nguồn vốn vật chất khác nhau sẽ tạo ra được những kết quả khác nhau từ đó dẫn đến mức sống cũng khác nhau giữa các hộ.

Hộp 4.3 Nhà cửa tuyềnh toàng, trống trơn…

“Lúc đó nhà nào cũng có cày bừa chứ có máy móc gì đâu, mọi thứ đều lấy sức người ra

làm đấy chứ”

Phỏng vấn nhóm thơn 3 Yến Mao “Tài sản trong nhà chẳng có gì cả, hộ nào khá lắm mới có xe Simson”

Phỏng vấn nhóm thơn 5 xã Phượng Mao “Ngày đó cuộc sống khó khăn lắm, nhà cửa tuyềnh tồng, trống trơn làm gì có nhiều ti vi, xe máy như bây giờ”

Phỏng vấn nhóm thơn 3 xã Tu Vũ

Theo như bảng 4.2, các tài sản của hộ gia đình trước năm 2000 hầu như khơng có gì đáng kể, chỉ có 6,7% số hộ gia đình có xe máy (Xe Simson), 10,7% số hộ có ti vi trong đó chủ yếu là ti vi đen trắng.

Bên cạnh đồ dùng sinh hoạt thì các phương tiện sản xuất cũng được chúng tơi tìm hiểu trong nghiên cứu. Theo như kết quả nghiên cứu thì trong những năm 2000 trở về trước thì các phương tiện sản xuất của hộ gia đình chủ yếu vẫn là cái cày, cái cuốc mà chưa hề có phương tiện cơ giới nào được đưa vào sản xuất.

Bảng 4.2 Tài sản của hộ gia đình trước năm 2000

Loại tài sản Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Số mẫu điều tra 150 100,0

Số hộ có các loại tài sản − Xe máy 10 6,7 − Ti Vi đen trắng 16 10,7 − Xe đạp 33 22,0 − Đầu CD, DVD 3 2,0 − Đài 40 26,7

Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình

Một tiêu chí khác được xem xét khi nghiên cứu nguồn vốn vật chất của hộ gia đình là nhà ở của hộ gia đình. Theo như đồ thị 4.2, thì trong giai đoạn

2000 trở về trước thì phần lớn nhà ở của các hộ gia đình là nhà bán kiến cố và nhà gỗ (31% và 36%), có 12 % số hộ đã xây được nhà kiên cố. Ngoài ra vẫn cịn 16% số hộ gia đình có nhà tranh tre hoặc còn đang tạm bợ.

Đồ thị 4.2 Nhà ở của hộ gia đình năm 2000

12% 31% 31% 36% 17% 4% Kiên cố Bán kiên cố Nhà gỗ Tranh tre, đất Nhà tạm e. Nguồn vốn tài chính

Tại thời điểm trước năm 2000, nguồn thu nhập của hộ gia đình chủ yếu từ chăn ni, trồng lúa và hoa màu (tỷ lệ tương ứng là 83,8%, 93.3% và 96.4%). Một số các nguồn thu khác như buôn bán, dịch vụ; tiểu thủ công nghiệp; lương; phụ cấp và trợ cấp cũng có ở khoảng dưới 20% số hộ gia đình (bảng 4.3).

Bảng 4.3 cũng cho thấy tính chất sản xuất ở các vùng khảo sát vẫn là nông nghiệp thuần tuý. Đại đa số các hộ gia đình duy trì chăn nuôi và trồng trọt là hai nguồn sản xuất không thể thiếu được, mặc dù thu nhập không cao bằng sản xuất phi nông nghiệp

Bảng 4.3 Tỷ lệ và thu nhập bình quân của hộ gia đình từ một số nguồn chủ yếu trước năm 2000

Nguồn thu nhập Tỷ lệ số hộ có nguồn thu nhập 1(%)

Thu nhập bình quân (1000đ)

1. Số hộ điều tra (hộ) 150

2. Tỷ lệ hộ có nguồn thu từ các nguồn

Thu từ trồng lúa 96,4 2.183,80

Thu từ trồng màu 83,8 1.350,10

Thu từ cây ăn quả 18,6 545,20

Thu từ chăn nuôi 82,8 3.793,90

Thu từ thuỷ sản 7,5 621,4

Tiểu thủ công nghiệp 4,5 5.300,00

Thu từ làm thuê, công nhân 15,3 2.464,30

Lương, phụ cấp 13,2 3.303,30

Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình

Một nguồn vốn tài chính khác cũng được chúng tơi nghiên cứu là các loại hình tiết kiệm của gia đình. Với câu hỏi là trước đây gia đình ta có tiết kiệm hay khơng thì "khơng có" là câu trả lời của hầu hết những người được tham vấn. Trong giai đoạn trước những năm 2000 thì đủ ăn đã được coi là một trong những cố gắng rất lớn của các hộ gia đình. Hầu hết các hộ gia đình trong gia đoạn này chỉ đảm bảo đủ lương thực ăn trong năm, chứ khơng có mấy hộ tích luỹ được các khoản tiết kiệm. Một phần nhỏ các hộ gia đình thường là hộ khá cũng có tích luỹ được chút ít nhưng cũng không đáng kể. Những tích luỹ này tập trung ở nhóm hộ có người trong gia đình đi lao động, giáo viên hoặc công chức. Tuy vậy, đây không phải là vấn đề tiêu biểu cho các hộ gia đình trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án phát triển CSHT thuộc chương trình 135 đối với sinh kế của người dân tại một số xã huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)