- Biểu đồ đi lạ
2000 2005 2005 so với Chỉ tiêu
4.4.2 Tác động của dự án phát triển chợ
Theo như bản sắc văn hoá của người Việt Nam nói chung cũng như của người dân tộc Mường nói riêng thì chợ ln được coi là một địa điểm giao lưu trao đổi mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống, sản xuất và những nội dung khác. Thông qua các buổi chợ, người dân được tìm hiểu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, hàng xóm và nhiều thứ khác. Hay có thể nói, chợ cũng là một ngơi trường mà ở đó đào tạo, cung cấp kiến thức và kỹ năng cho nười dân khi tham gia hoạt động này. Trong giai đoạn hiện nay chợ cũng giữ vị trí quan trọng trong cung cấp thông tin về mặt thị trường giúp cho người dân có đủ thơng tin ra quyết định về sản xuất sao cho có hiệu quả nhất.
Hộp 4.9 Nguồn thông tin nhận được từ chợ của các hộ gia đình
“Trước đây thỉnh thoảng mới đi chợ, khi nào hết dầu, muối, mắm thì mới đi, giời thì đi suốt
cứ đến phiên là đi. Đi như vậy tốt lắm, mình gặp được bạn bè, anh em, được trao đổi về tình hình kinh tế, chính trị xã hội, các kiến thức mới, các cây con mới có thể áp dụng được.
Đi chợ mình cũng biết thêm nhiều về giá cả các loại hàng hố, loại nơng sản nào dễ bán,
giá bao nhiêu từ đó mình quyết định bán sản phẩm của nhà mình cho đúng”
Phỏng vấn sâu hộ nông dân thơn 3 Yến Mao
Tại các xã nghiên cứu, thì cũng giống như các chợ khác tại Việt Nam, nơi đây cũng là nơi cung cấp nhiều thông tin, kiến thức cho người dân trên địa bàn ba xã khi đi chợ. Các thông tin được người dân thu nhận được bao gồm các thông tin về giống cây con mới, cách chăm sóc hay ni dưỡng, phịng bệnh hay trị bệnh, gia cả thị trường tại khu vực, tại những vùng khác. Đây là lượng thông tin quan trọng giúp cải thiện được ngày càng nhiều kiến thức của người dân đặc biệt là thông tin về thị trường.
Theo bảng 4.16, vào những năm trước khi được đầu tư chợ thì chỉ có 28% số hộ nhận thơng tin về thị trường, giá cả nông sản thông qua chợ. Nhưng đến năm 2005, đã có đến79,8% số hộ đã nhận thông tin tương tự từ các buổi đi chợ. Như vậy đã có sự thay đổi lớn về mặt nhận thức và kỹ năng của người dân về giá cả nơng sản, đầu vào từ đó ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn. Bảng 4.16 cũng cho thấy, nguồn thông tin về mặt thị trường đến với các hộ tăng nhanh hơn qua các phương tiện thông tin như đài, ti vi. Đây là kết quả tất yếu khi đại đa số các hộ gia đình đều có sử dụng ti vi hoặc đài. Bên cạnh kênh thông tin về thị trường, giá cả từ các phương tiện tăng thì nguồn thơng tin đến từ chính quyền địa phương, cơ quan khuyến nơng lại có xu hướng giảm. Đây là điểm đáng lo ngại khi mà chính quyền và các cơ quan cung cấp dịch vụ công trên địa bàn các xã đã không làm tốt vai trò định hướng, hỗ trợ cho các hộ trong quá trình ra quyết định phương án sản xuất kinh doanh.
Bảng 4.16 Nguồn cung cấp thông tin thị trường hàng hoá, dịch vụ của các hộ gia đình
Nguồn cung cấp/năm 2000 2005 2005 so với
2000 1. Số hộ có ý kiến (hộ) 150 150 2. Số người trả lời (%) Chợ xã 28,0 79,8 51,8 Họp thôn bản 65,7 48,6 (17,1) UBND xã 36,2 26,3 (9,9) Đài, ti vi 29,3 48,1 18,8 Sách báo 14,7 48,6 33,9 Khuyến nông 17,2 24,5 7,3
Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình
Một tác động khác của chợ đối với nguồn vốn tài chính là giá cả của nông sản cũng như giá cả của các loại đầu vào cho sản xuất. Nhờ có chợ, thơng tin về thị trường đến với người dân chính xác hơn, giảm bớt các cho phí phụ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm do vậy theo như đa số ý kiến của người dân (81,7%) thì nhờ có tác động của dự án phát triển chợ nên giá nông sản đã cao hơn so với trước đây đồng thời sau khi có dự án phát triển chợ sức mua nông sản cũng cao hơn so với trước khi có chợ. Các nơng sản có thể được bán với số lượng lớn hơn, nhiều hơn một điều mà trước đây khó có thể có. Đây sẽ là tác động bước đầu nhưng khá quan trọng giúp cho quá trình hình thành thị trường sản suất hàng hố trên địa bàn các xã nghiên cứu.
Ngược lại với giá nông sản tại chợ xã thì giá đầu vào phục vụ sản xuất lại được phần lớn các hộ (77,9%) cho rằng cao hơn so với trước đây, đây là điều hiển nhiên vì trong thời gian qua biết động giá cả của tất cả các mặt hàng hoá đều tăng trên thị trường chứ khơng riêng gì tại ba xã. Yếu tố tăng giá là do tác động chung của cả thị trường chứ không riêng tại thị trường các xã Yến Mao, Phượng Mao và Tu Vũ.
Bảng 4.17 Giá hàng hố sau khi có chợ (%)
Chỉ tiêu Giá nông sản Giá đầu vào
Thấp hơn nhiều 5,8 3,8
Thấp hơn chút 4,8 3,8
Vẫn thế 3,0 11,5
Cao hơn chút 81,7 77,9
Cao hơn nhiều 4,8 2,9
Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình
Tác động kế tiếp của chợ đối với sinh kế của người dân là tác động đến lựa chọn hình thức bán sản phẩm cũng như nơi bán các nông sản sản xuất ra. Theo như bảng 4.18, thì sau khi có chợ các nơng sản mà các hộ gia đình sản xuất ra vẫn được bán tại hai địa điểm chủ yếu là tại nhà và chợ xã, phần còn lại được bán ở chợ huyện hoặc xa hơn. Mặc dù vậy cũng có sự thay đổi về cơ cấu các sản phẩm chủ được bán ở các địa điểm khác nhau. Vào năm 2000 thì các sản phẩm của hộ gia đình chủ yếu được bán tại nhà (58,65%), nhưng đến năm 2005 các sản phẩm lại được bán chủ yếu tại chợ xã (58,3%). Đây là tác động tích cự khi các sản phẩm được đem ra chợ sẽ tạo ra thị trường hàng hoá phong phú, đồng thời cũng giúp cho người dân đa ra quyết định bán sản phẩm với giá nào là hợp lý nhất, tránh các trường hợp bị ép giá khi phải bán sản phẩm tại nhà.
Bảng 4.18 Nơi bán nơng sản chủ yếu của các hộ gia đình
Nơi bán/năm 2000 2005 2005 so với
2000
Tại nhà 58,65 39,8 (18,85)
Chợ xã 37,5 58,3 20.8
Chợ huyện 3,85 1,9 (1,95)
Bên cạnh đó có đến 48,8% số hộ lựa chọn hình thức bán buôn tăng hơn so với 31% năm 2000. Con số này cũng cho thấy một phần xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ gia đình theo hướng sản xuất hàng hố. Theo đó khi số lượng sản phẩm nhiều hơn thì khó có thể áp dụng hình thức bán lẻ trên một thị trường hẹp mà phải sử dụng hình thức bán bn để tiêu thụ hết các nông sản sản xuất ra.
Hộp 4.10 Tìm hiểu giá ngồi chợ để quyết định bán với giá nào…
”Giá phân bón cao hơn trước rồi, đồ dùng sản xuất đều có giá cao hơn cả do tăng giá
chung thơi. Cịn lợn gà giờ cũng được giá hơn trước nhiều. Trước đây chủ yếu bán tại nhà bị người mua ép giá lắm, giờ có đường, có chợ đem thẳng ra đó bán giá cao hơn, nếu bán
ở nhà thì cũng tìm hiểu giá cả ngoài chợ để quyết định bán với giá nào. Noi chung là giá
bán lợn gà, thóc lúa cao hơn trước. Đều do có chợ và đường cả đấy.
Phỏng vấn nhóm thơn 3 Yến Mao
“Giá cả cái gì cũng tăng hơn trước, từ đạm, NPK, thuốc sâu, thức ăn gia súc.Nhưng được cái giá bán thóc, ngơ, gà q cũng cao hơn và dễ bán hơn. Trước đây chưa có chợ bán chẳng bán được, và cũng chẳng biết bán cho ai, thỉnh thoảng có người vào mua thì bị ép giá. Giờ cứ có là bán được ngay, khơng vấn đề gì cả.
Phỏng vấn nhóm thơn 5 xã Phượng Mao
Một tác động khác nữa của chợ là nhờ giao lưu, trao đổi tại chợ mà nhiều mối quan hệ mới đã được thiết lập giữa người dân và các đối tác của mình. Thơng qua chợ đã có đến 57% số hộ được hỏi đã có hợp đồng tiêu thụ cho các nơng sản xuất ra. Mặc dù phần lớn các hợp đồng thoả thuận tiêu thụ sản phẩm là các hợp đồng miệng giữa các cá nhân (87,72%) và theo từng vụ việc (94,74%) thì nó cũng cho thấy có sự thay đổi bước đầu trong các mối quan hệ của hộ gia đình trong sản xuất kinh doanh. Là tiền đề để xây dựng được những hợp đồng mang tính chặt chẽ hơn, thời gian dài hơn và mang tính pháp lý cao hơn.
Bảng 4.19 Hình thức bao tiêu nơng sản của hộ gia đình Loại hợp đồng Số hộ (n=57) Tỷ lệ Hợp đồng miệng 50 77,72 Văn bản 7 12,28 Dài hạn 3 5,26 Ngắn hạn 54 94,74
Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình
Một tác động khá hay khi đã có 5 hộ (8,8%) ký được những hợp đồng với các cơng ty, đơn vị đóng trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ nhằm cung cấp các sản phẩm mang tính hàng hố. Đây là một thay đổi lớn, tích cực trong tiến trình phát triển sản xuất hàng hố của các hộ gia đình trên địa bàn các xã.