Tác động của các dự án phát triển thủy lợ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án phát triển CSHT thuộc chương trình 135 đối với sinh kế của người dân tại một số xã huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 95)

- Chi phí thủy lợi Nguồn thu mớ i t ừ

2000 2005 2005 so với Chỉ tiêu

4.4.3 Tác động của các dự án phát triển thủy lợ

Tác động đầu tiên của công trình thuỷ lợi mà ai cũng nhận thấy được là giúp làm tăng diện tích được tưới tiêu chủ động cho các hộ gia đình thông qua đó làm tăng năng suất, sản lượng lúa. Theo như bảng 4.20, có 55,33% số hộ tăng diện tích trồng lúa nước; 19,33 % số hộ tăng diên tích nuôi cá, 14,67% số hộ phát triển chăn nuôi thuỷ cầm từ các công trình thuỷ lợi.

Bảng 4.20Tác động của công trình thuỷ lợi đối với nguồn vốn tự nhiên của hộ Tác động Số hộ (n=150) Tỷ lệ (%) Tăng diện tích trồng lúa nước 83 55,33 Tăng diện tích nuôi cá 29 19,33 Đủ nước nuôi cá cả năm 23 15,33 Phát triển thuỷ cầm 22 14,67 Đủ nước sinh hoạt 4 2,67

Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình

Thông qua các dự án phát triển công trình thuỷ lợi như đập, kênh tưới đã giúp cho 55,33 % số hộ gia đình (83 hộ) tăng thêm diện tích trồng lúa nước, trong đó có 90,36% số hộ tăng diện tích trồng hai vụ thêm 466,72m2/hộ

và 26,51% số hộ tăng thêm 341,82 m2 đất 1 vụ (bảng 4.20).

Bên cạnh tăng diện tích trồng lúa nước thì các dự án thủy lợi cũng góp phần vào làm năng xuất lúa cho các hộ gia đình tăng từ 119 kg/sào/vụ năm 2000 lên 197,9 kg/sào/vụ năm 2005 (tăng thêm 78,9kg/sào/vụ). Sản lượng tăng thêm bình quân của một hộ gia đình do tăng thêm diện tích và năng suất là 279,5kg, tổng sản lượng thóc tăng thêm của các hộ gia đình nhờ vào tác động của dự án thủy lợi là 16.991,6 kg.

Ngoài tác động làm tăng diện tích trồng lúa nước thì, một tác động khác của các công trình thuỷ lợi là cũng giúp cho các hộ gia đình tăng diện tích nuôi cá bình quân cho 29 hộ từ 224,24m2/hộ lên 652,4m2/hộ. Số hộ tăng thêm diện tích canh tác do tác động của dự án thuỷ lợi chỉ có 55,33% số hộ là do đặc thù của các dự án phát triển thuỷ lợi tại vùng đồi núi. Theo đó, các dự án thuỷ lợi được thực hiện theo quy mô nhỏ, phạm vi theo thôn bản hoặc một nhóm, đối tượng hưởng lợi không phải là toàn bộ cư dân sống trên địa bàn các xã nghiên cứu, trong khi đó nghiên cứu này lại được thu thập thông tin tại 9 thôn do vậy có những thôn không được hưởng lợi từ các dự án thuỷ lợi sẽ không thấy được tác động riêng của các dự án này đối với sinh kế của người dân. Bảng 4.21Diện tích canh tác tăng thêm do tác động của dự án thuỷ lợi

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Diện tích bình quân (m2) Số hộ trả lời 83 100 Trong đó Diện tích hai vụ 75 90,36 466,72 Diện tích một vụ 22 26,51 341,82

Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình

Ngoài ra, các dự án đập nước và hồ chứa nước tại Phượng Mao và Yến Mao cũng có tác động tới diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản của các hộ gia đình. Từ chỗ chưa phát triển được nghề nuôi thuỷ cầm mà do tác động của các

công trình nên các đã có diện tích mặt nước phục vụ cho nhu cầu phát triển thuỷ cầm Như vậy chúng ta nhận thấy, tác động của các công trình này đối với nguồn vốn tự nhiên là khá lớn, làm thay đổi được về mặt cơ bản điều kiện canh tác của hộ gia đình.

Hộp 4.11 Năng suất lúa sau khi có dự án thuỷ lợi

Trồng lúa nước giờ thì ổn rồi, năng suất đạt được trên dưới 200 kg/sào, ai cũng biết cách chọn giống tốt như Nhị ưu, Bồi tạp xuân thanh hay Khang dân để trồng. Mọi người cũng biết cách chăm sóc sao cho lúa đạt năng suất tốt nhất cũng như biết cách phòng trừ sâu bệnh cho lúa theo IPM. Có được như vậy là do đất đai đủ nước, rồi được tập huấn kho học kỹ thuật”

Phỏng vấn nhóm dân thôn 3 xã Yến Mao

“Nhờ có cái đập nước, rồi mương bằng gạch làm cho ruộng của các hộ từ làm một vụ lên thành hai vụ không lo thiếu nước. Nước cũng đủ nên năng xuất lúa giờ hầu hết đạt trên dưới 200 kg/sào, hộ làm tốt còn được 250kg/sào.

Phỏng vấn nhóm thôn 4 Yến Mao

Bên cạnh tác động trực tiếp đến nguồn vốn tự nhiên của cộng đồng thì một tác động khác cũng ảnh hưởng đến sinh kế của người dân là nhờ có các dự án thuỷ lợi đã giúp tiết kiệm được các chi phí trồng lúa (lao động, thuê máy bơm, dầu máy bơm), tạo ra nguồn thu nhập mới từ nuôi vịt, nuôi cá và cũng góp phần vào làm tăng năng suất lúa. Bình quân mỗi một hộ hưởng lợi từ các công trình thuỷ lợi đã giảm được 12 công lao động/năm/hộ/sào. Số lao động tiết kiệm được là do chi phí thời gian của hộ gia đình khi không phải tát nước, lấy nước vào ruộng. Bảng 4.22 cho thấy các dự án thuỷ lợi đã giúp người dân tiết kiệm được trung bình 92.690 đồng tiền xăng dầu chạy máy bơm và 122.500 đồng tiền thuê máy bơm nếu nhà không có.

Bảng 4.22Tiết kiệm chi phí sản xuất lúa của các hộ gia đình (n=83)

Chỉ tiêu ĐVT Tỷ lệ Số lượng

Lao động công 87,62 12,02

Xăng dầu 1000đ 24,76 92,69

Thuê máy bơm 1000đ 62,86 122,5

Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình

Ngoài giúp các hộ gia đình tiết kiệm được chi phí liên quan đến sử dụng nước thì các công trình cũng góp phần vào tạo thêm cho hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập thường xuyên từ cá và thuỷ cầm. Như bảng 4.23, chúng ta thấy trong năm 2000 thu nhập bình quân từ nuôi cá của các hộ chỉđạt 621,4 nghìn đồng/hộ, nhưng đến năm 2005 thì thu nhập từ chăn nuôi cá của hộ gia đình đã tăng thêm 1836,5 nghìn đồng lên thành 2457,9 nghìn đồng/hộ. Tương tự như nguồn thu từ nuôi cá thì nguồn thu từ chăn nuôi ngan, vịt cũng tăng từ 398,42 nghìn đồng/hộ năm 2000 lên thành 2115,56 nghìn đồng/hộ. Như vậy, có thể thấy rằng các công trình thuỷ lợi đã có tác động tích cực đối với nguồn vốn sinh kế của người dân.

Bảng 4.23 Thu nhập từ nuôi cá, thuỷ cầm

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu/năm 2000 2005 Mức thay đổi

Thu từ nuôi cá (n=29) 621,40 2.457,89 1.836,49

Thu từ thuỷ cầm (n=22) 398,42 2.115,56 1.717,14

Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình

4.5 Những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án phát triển CSHT thuộc chương trình 135 đối với sinh kế của người dân tại một số xã huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)