3. Sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển
1.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại
- Các nhà kinh tế theo trường phái này ủng hộ việc xây dựng nền kinh tế hỗn hợp trong đó:
+ Thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế.
+ Nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường.
- Nội dung của thuyết này được trình bày rõ nhất trong tác phẩm “Kinh tế học” của Samuelson xuất bản 1948 và được giải thưởng Nobel về kinh tế 1970. Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều có nền kinh tế hỗn hợp.
28
1.4.1. Sự cân bằng của nền kinh tế
- Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế dựa trên mơ hình của Keynes tức là:
+ Sự cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết đạt mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện bình thường nền kinh tế vẫn có lạm phát và thất nghiệp.
+ Nhà nước cần xác định tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được.
+ Sự cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầụ
+ Tổng cung (AS) là khối lượng hàng hoá mà các ngành kinh doanh sẽ sản xuất và bán ra trong điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã được xác định.
+ Tổng cầu (AD) là khối lượng hàng mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Chính phủsẽ sử dụng trong điều kiện giá cả, mức thu nhập đã được xác định.
1.4.2. Các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế
- Giống như mơ hình kinh tế tân cổ điển, thuyết này cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất. Đó là: nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ.
- Sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng. Theo hàm Cobb – Dougls:
Y = T.K.L.R
, , là tỉ lệ cận biến của các yếu tố đầu vào ( + + =l)
- Từ hàm Cobb – Dougls thiết lập mối quan hệ tăng trưởng với các biến số:
g = t + .h + .l + .r g - tốc độ tăng trưởng của GDP.
k, l, r - tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vàọ
t - phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học, công nghệ. - Các yếu tố trên là nguồn gốc của sự tăng trưởng. Trong đó đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là kỹ thuật công nghiệp tiên tiến hiện
29
đại dựa vào việc sử dụng lớn. Do đó vốn là cơ sở để phát huy các yếu tố khác.
- Để xác định tỉ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta dùng hệ số ICOR (tỉ lệ gia tăng vốn và đầu ra):
ICOR = k = ΔK ΔY = I ΔY = S ΔY = S Y:Y Y = s g Hay: g = s/k
k: hệ số ICOR (tỉ lệ gia tăng vốn và đầu ra). Y: Sản lượng quốc gia (GDP,GNI,CPI) I: tổng vốn đầu tư quốc gia
S: tổng mức tiết kiệm quốc gia s: tỉ lệ tiết kiệm
g: tốc độ tăng trưởng (Growth rate, %) - Ý nghĩa của k:
+ Vốn đầu tưlà yếu tố cơ bản của tăng trưởng. + Tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư.
- Samuelson cũng đề cập đến các yếu tố tác động tới tổng cầu giống Keynes:
Y = f (C, G, I, NX).
Các nhân tố tác động tới tổng cầu gồm nhân tố như: mức giá, thu nhập của người dân, chính sách thuế khố, chi tiêu của Chính phủ, lượng cung tiền…
1.4.3. Vai trị của Chính phủtrong tăng trưởng kinh tế
- Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng:
+ Thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm, tỉ lệ thất nghiệp, mức giá - tỉ lệ lạm phát.
+ Việc mở rộng kinh tế thị trường địi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước khơng chỉ vì thị trường có những khuyết tật, mà cịn vì xã hội đặt ra những mục tiêu mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng khơng thể đáp ứng được.
30
Thiết lập khuôn khổ pháp luật.
Xác định chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định.
Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế.
Xây dựng các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập.
+ Nhiệm vụ cụ thể của Chính phủ là:
Tạo ra môi trường ổn định để các doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất và trao đổi sản phẩm một cách thuận lợị
Đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế và ưu tiên cho từng thời kỳ.
Sử dụng các công cụ như thuế quan, tín dụng, trợ giá để hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động.
Tìm cách duy trì cơng ăn việc làm ở mức cao bằng cách đưa ra các chính sách thuế, chi tiêu, tiền tệ hợp lý.
Khuyến khích một tỉ lệ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống lạm phát, giảm ô nhiễm môi trường.
Phân phối lại thu nhập của cải giữa các doanh nghiệp và các hộ gia đình thơng qua thuế thu nhập, thuế tài sản.
Thực hiện các hoạt động phúc lợi công cộng: Cung cấp phúc lợi cho người già.
Cung cấp phúc lợi cho người tàn tật. Cung cấp phúc lợi cho thất nghiệp.
31
CHƯƠNG 2: PHÚC LỢI CHO CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ