Lao động và vai trò của lao động trong tăng trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế phát triển Lê Mỹ Linh Thanh (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 3 : LAO ĐỘNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

3.1. Lao động và vai trò của lao động trong tăng trưởng và phát triển

3.1. Lao động và vai trò của lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế kinh tế

3.1.1. Nguồn lao động và lực lượng lao động

3.1.1.1. Nguồn lao động

- Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người lao động ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

+ Độ tuổi lao động ở mỗi nước được quy định khác nhau:

 Việt Nam: cận dưới 15 tới cận trên 60 (nam), cận dưới 15 tới cận trên 55 (nữ)

 Úc: không quy định cận trên (tuổi về hưu).

- Nguồn lao động được xem xét trên 2 mặt: đó là số lượng và chất lượng.

+ Về mặt số lượng: nguồn lao động gồm:

 Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.

 Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, làm nội trợ, khơng có nhu cầu làm việc, nghỉ hưu trước tuổi quy định.

+ Về chất lượng lao động được đánh giá bởi:

 Trình độ chuyên mơn, tay nghề (trí lực) của người lao động.

 Sứckhoẻ (thể lực) của người lao động.

3.1.1.2. Lực lượng lao động

- Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, tức là gồm người trong độ tuổi lao động có việc làm và những người thất nghiệp.

- Nước ta sử dụng khái niệm sau: Lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp.

- Lực lượng lao động phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động cho xã hộị

- Trong lực lượng lao động chỉ có người lao động đang có việc làm mới là người góp phần trực tiếp tạo thu nhập cho xã hộị

48

3.1.2. Vai trò của lao động ở các nước đang phát triển

3.1.2.1. Vai trò hai mặt của lao động

- Lao động có vai trị đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trị 2 mặt:

* Một là: Lao động là nguồn lực sản xuất chính và khơng thể thiếu trong các hoạt động kinh tế. Do đó lao động ln được xem ở cả 2 khía cạnh đó là chi phí và lợi ích.

+ Lao động là yếu tố đầu vào, nó ảnh hưởng tới chi phí sản xuất. + Lao động bao hàm những lợi ích: Góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm đói nghèo (thơng qua chính sách tạo việc làm, tổ chức lao động có hiệu quả, áp dụng công nghệ phù hợp).

* Hai là: Lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ các lợi ích của q trình phát triển. Vì thế trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hầu hết các nước đều đặt trọng tâm vào chiến lược phát triển con ngườị Khi con người phát triển thì có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tăng, chất lượng cuộc sống tăng. Kết quả là tăng nhu cầu xã hội, đồng thời tác động đến hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động.

3.1.2.2. Đánh giá vai trò lao động của các nước đang phát triển

- Lợi thế của các nước đang phát triển là nhiều lao động, giá lao động rẻ. Trong khi đó lao động lại chưa phải là động lực mạnh cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là các nước mà lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng caọ

- Lao động nhiều nhưng lại thiếu việc làm.

- Năng suất lao động giảm do kinh tế chậm phát triển, các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế chậm cải thiện.

- Quan hệ lao động và thị trường lao động là nhân tố làm hạn chế vai trò lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế phát triển Lê Mỹ Linh Thanh (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)