CHƯƠNG 7 : NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
7.1. Lợi thế của hoạt động ngoại thương, tác động của ngoại thương
đến tăng trưởng kinh tế
7.1.1. Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương
- Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.
- Lợi thế này được xem xét từ 2 phía:
+ Đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế.
+ Đối với nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước khơng có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận (gọi là bù đắp được sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước).
- Đối với các nước đang phát triển, việc khai thác lợi thế tuyệt đối
có ý nghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản xuất tư liệu sản xuất với chi phí thấp.
- Khi nhập tư liệu sản xuất, công nhân trong nước bắt đầu học cách sử dụng thiết bị sau đó học cách sản xuất chúng. Do đó, ngoại thương đã giúp các nước đang phát triển thông qua việc bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tư liệu sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ.
7.1.2. Lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) của ngoại thương
Ricardo đã nghiên cứu lợi thế này dưới góc độ chi phí so sánh: Chúng ta xem xét khả năng trao đổi sản phẩm giữa Việt Nam và Nga đối với 2 sản phẩm thép và quần áo:
Chi phí sản xuất
Sản phẩm Chi phí sản xuất (ngày cơng lao động)Việt Nam
Nga
Thép (1 đơn vị)
Quần áo (1 đơn vị) 25 5
16 4
90
Nếu xét chi phí sản xuất thì Việt Nam sản xuất thép và quần áo đều
cao hơn Ngạ Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam khơng có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Ngạ
Nếu xét theo chi phí so sánh thì có cách nhìn khác: Chi phí so sánh
Sản phẩm Việt NamChi phí so sánh Nga Thép (1 đơn vị)
Quần áo (1 đơn vị) 1/5 5
4 1/4
Ta thấy rằng:
- Để sản xuất 1 đơn vị thép ở Việt Nam cần 5 đơn vị quần áọ
Để sản xuất 1 đơn vị thép ở Nga cần 4 đơn vị quần áọ
- Ngược lại chi phí sản xuất quần áo của Việt Nam lại thấp hơn Nga: Để sản xuất 1 đơn vị quần áo ở Việt Nam chỉ cần 1/5 đơn vị thép. Để sản xuất 1 đơn vị quần áo ở Nga phải cần 1/4 đơn vị thép. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam và Nga có thế trao đổi sản phẩm cho nhau: Nga xuất khẩu thép sang Việt Nam; Việt Nam xuất khẩu quần áo sang Nga việc trao đổi này đưa lại lợi ích cho cả 2 nước.
Như vậy, lợi thế so sánh của ngoại thương là khả năng nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của một nước thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hoá với nước khác dựa trên cơ sở chi phí so sánh để sản xuất những hàng hoá.
7.1.3. Tác động của ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế
- Hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước bao gồm 3 nội dung cơ bản sau:
+ Hoạt động ngoại thương: là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
+ Hoạt động hợp tác: gồm hợp tác đầu tư và hợp tác khoa học công nghệ.
+ Hoạt động dịch vụ: là hoạt động vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ...
- Trong 3 hoạt động trên, hoạt động ngoại thương giữ vai trị quan
trọng vì nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế.
91
- Kết quả hoạt động ngoại thương của một nước được đánh giá qua
cán cân thu chi ngoại tệ dưới hình thức “Cán cân thanh tốn xuất nhập khẩu”.
- Chỉ tiêu này làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước do đó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.
+ Khi cán cân thanh tốn có mức xuất siêu làm tổng cầu tăng GDP tăng làm mức chi tiêu giảm.
+ Khi cán cân thanh tốn có mức nhập siêu làm tổng cầu giảm GDP giảm làm mức chi tiêu tăng.
+ Xuất siêu AD0 AD1 + Nhập siêu AD0 AD2
- Dựa vào quan điểm ngoại thương các nước có thể lựa chọn đường lối phát triển theo 3 chiến lược cơ bản sau:
+ Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô.
+ Chiến lược thay thế hàng nhập khẩụ + Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế.