Tiết kiệm ngoài nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế phát triển Lê Mỹ Linh Thanh (Trang 71 - 78)

CHƯƠNG 4 : VỐN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

4.4. Các nguồn hình thành vốn đầu tư

4.4.2. Tiết kiệm ngoài nước

- Nguồn tiết kiệm ngồi nước, đó chính là các khoản đầu tư nước ngoài hay gọi là đầu tư quốc tế.

67

- Đầu tư nước ngoài là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài

để tiến hành sảnxuất kinh doanh hay dịch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận hoặc vì mục tiêu chính trị xã hội nhất định.

- Sự phát triển của đầu tư nước ngoài bắt nguồn từ 1 số nguyên nhân

sau:

+ Xu hướng tồn cầu hố, khu vực hố đã thúc đẩy q trình tự do

hố thương mại và đầu tư quốc tế.

+ Sự phát triển nhanh chóng về khoa học cơng nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực thơng tin, truyền thơng đã thúc đẩy q trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước, tạo sự dịch chuyển vốn giữa các quốc giạ

+ Sự phát triển của quá trình sản xuất kinh doanh ở các nước địi hỏi

phải có đầu tư vốnnước ngồị

- Về bản chất đầu tư nước ngồi là hình thức xuất khẩu tư bản, 1 hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hố. Xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hố ln hỗ trợ cho nhau trong chiến lược xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của các cơng ty, các tập đồn lớn của nước ngoài hiện naỵ

- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

4.4.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

- FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.

Vốn đầu tư nước ngồi

Vốn đầu tư của tư nhân Vốn trợ giúp phát triển chính thức của Chính phủvà các tổ chức quốc tế Tín dụng thương mại Vốn hỗ trợ phi dự án Vốn hỗ trợ dự án Tín dụng thương mại Vốn đầu tư gián tiếp Vốn đầu tư trực tiếp

68

- Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song hình thức chủ yếu là

hợp đồng hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàị

a) Hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Là vănbản ký kết 2 hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân nàọ

b) Doanh nghiệp liên doanh:

Là loại hình doanh nghiệp do 2 bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

c) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:

Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức

hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại các nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.

- Vai trò của nguồn vốn FDI:

a) Đối với các nước đi đầu tư:

+ Tận dụng được những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước nhận đầu tư (giá nhân cơng rẻ, chi phí khai thác ngun vật liệu tại chỗ để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư. Nhờ đó mà nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

+ Đầu tư ra nước ngồi cho phép các cơng ty kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước  tạo thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư.

+ Cho phép chủ đầu tư tăng cường ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế nhờ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các hàng hoá nhập từ các nước khác.

69

+ Giúp cơng ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ.

b) Đối với các nước tiếp nhận đầu tư.

+ Giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội  để đổi mới công nghệ.

+ Các nước tiếp nhận đầu tư nhận được những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, những kinh nghiệm quản lý, đội ngũ lao động được đào tạo (trình độ, phương pháp làm việc, kỷ luật lao động).

+ Làm cho hoạt động đầu tư trong nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước  làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

+ Không đẩy các nước vào cảnh nợ nần, không chịu những ràng buộc về mặt chính trị xã hộị

+ Tăng thu ngân sách thông qua đánh thuế.

+ Thâm nhập và o thị trư ờng thế giớị

- Hạn chế của đầu tư FDI:

+ Nếu đầu tư vào môi trường bất ổn về kinh tế, chính trị thì nhà đầu tư nước ngoài dễ bị mất vốn.

+ Ởnước nhận đầu tư khơng có quy hoạch cho đầu tư cụ thể và khoa học dễ dẫn đến đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường.

4.4.2.2. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA

- Nguồn vốn ODA là nguồn vốn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nnhà nước, địa phương) của 1 nước hay 1 tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội cho nước nàỵ

- Nguồn vốn ODA bao gồm:

+ Viện trợ khơng hồn lại: chiếm 25% tổng số vốn ODẠ

+ Viện trợ hỗn hợp: gồm phần cấp khơng và phần cịn lại thực hiện theo hình thức vay tín dụng (có ưu đãi hoặc bình thường).

70

- Các tổ chức viên trợ đa phương đang hoạt động gồm:

+ Các tổ chức thuộc hệ Liện hợp quốc:

 Chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNDP.  Quỹ nhi đồng quốc tế UNICEF.

 Chương trình lương thực thế giới WFP.  Quỹ dân số Liên hợp quốc UNFPẠ  Tổ chức y tế thế giới WHỌ

 Tổ chức nông lương thực thế giới FAỌ  Tổ chức công nghiệp thế giới UNIDỌ

Các tổ chức này đều thực hiện dưới hình thức viện trợ khơng hồn lại, ưu tiên các nước có thu nhập thấp, khơng ràng buộc điều kiện chính trị.

Viện trợ tập trung vào:

- Nhu cầu có tính chất xã họi: văn hố, giao dục, dân số, xố đói…

- Viện trợ phát triển: phịng thí nghiệm, cố vấn, chuyên gia, đào tạo,

thiết bị…

+ Liên minh Chân Âu EU: Là tổ chức có tính chất kinh tế, xã hội của các nước cơng nghiệp phát triên Châu Âụ Quỹ này tập trung vào vấn đề dân số, môi trường, phát triển dịch vụ. Quỹ này thường gắn với viện trợ phát triển với chính trị và vấn đề nhân quyền.

+ Các tổ chức tài chính quốc tế gồm:

- Quỹ tiền tệ quốc tế IMF: là tổ chức tài chính tiền tệ rất quan trọng, các loại hình tín dụng của IMF đều được thực hiện bằng tiền mặt.

- Ngân hàng thế giới WB là tên gọi chung của các tổ chức tài chính tiền tệ lớn (Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế, Cơng ty tài chính quốc tế IFC..)

- Các tổ chức viện trợ song phương: thường là Chính phủ các nước công nghiệp phát triển như Nhật, Mỹ, Đức, Úc…

Theo quy định của Liên hợp quốc (1970), các nước công nghiệp phát triển hàng năm phải giành 0,7% GNP để viện trợ ODA cho các nước đang phát triển (chủ yếu vào giáo dục, y tế, giao thông…).

Hiện nay Việt Nam có quan hệ với 25 nhà tài trợ ODA song phương: Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Thuỵ Điển, Úc, Đan Mạch… (Nhật 40%).

71

- Các hình thức viện trợ ODA: theo mục đích và cách tiếp nhận viện

trợ, ODA được thực hiện thơng qua các hình thức sau:

+ Hỗ trợ cán cân thanh tốn: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp, đơi khi hỗ trợ hiện vật. Ngoại tệ và hàng hoá chuyển vào trong nước, hàng hoá được bán ra thị trường trong nước và thu nhập bằng bản tệ được đưa vào ngân sách của Chính phủ.

+ Tín dụng thương mại: đó là viện trợ với lãi suất thấp, hạn trả dàị Trên thực tế là 1 dạng hỗ trợ có ràng buộc.

+ Viện trợ chương trình: là viện trợ nhằm cung cấp 1 khối lượng ODA cho mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không phải xác định chính xác nó sẽ phải được sử dụng như thế nàỏ

+ Hỗ trợ dự ángồm:

 Hỗ trợ cơ bản: chủ yếu là xây dựng (đường xá, bệnh viện, trường học, viễn thơng...). Dự án này có kèm theo 1 bộ phận của viện trợ kỹ thuật dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra hoạt động.

 Hỗ trợ kỹ thuật: đó là chuyển giao trí thức (đào tạo), lập kế hoạch, nghiên cứu trước khi đầu tư (quy hoạch, lập các luận chứng kinh tế kỹ thuật).

- Vai trò của ODA với các nước đang phát triển:

+ ODA là nguồn vốn quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế.

Thông qua các dự án ODA để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hộị

+ Thông qua dự án ODA về giáo dục, đào tạo, y tế sẽ phát triển trình

độ dân trí, chất lượng lao động được nâng caọ

4.4.2.3. Nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ (NGO)

- Hiện nay trên thế giới có hàng trăm NGO hoạt động theo các mục

đích khác nhau (từ thiện, y tế, nhân đạo, tôn giáo). Nguồn vốn của NGO nhỏ, chủ yếu dựa vào quyên góp hoặc sự tài trợ của các Chính phủ.

- Đặc điểm của NGO:

+ Phương thức viện trợ đa dạng: thuốc men, vật tư, thiết bị, lương thực, tiền mặt, quần áo…

+ Quy mô viện trợ nhỏ: vài trăm, vài ngàn USD.., thực hiện nhanh, thủ tục đơn giản, phục vụ kịp thời (thiên tai, dịch bệnh…).

72 + Viện trợ thất thường, nhất thờị

+ Ngồi mục đích nhân đạo, cịn có sắc màu tơn giáo, chính trị nên khó quản lý.

- Viện trợ NGO là viện trợ khơng hồn lại: Trước đây thường là vật chất, hiện nay cịn có sự hỗ trợ về chuyên gia thường trú như huấn luyện người làm công tác bảo vệ sức khoẻ, dự án tín dụng, cung cấp nước sạch nơng thơn…

- Vốn tín dụng thương mại là nguồn vốn mà các nước nhận vốn vay sau 1 thời gian phải trả cả vốn lẫn lãi cho nước cho vaỵ Các nước cho vay vốn thu lợi nhuận thông qua lãi suất tiền vaỵ

- Đặc điểm của nguồn vốn này:

+ Đối tượng vay vốn thường là doanh gnhiệp: độ rủi ro cao đối với chủ đầu tư khi doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.

+ Doanh nghiệp toàn quyền sử dụng nguồn vốn dưới dạng tiền tệ nàỵ

+ Chủ đầu tư nước ngồi thu lợi nhuận thơng qua lãi suất ngân hàng

cố định theo khế ước vay, độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay, có quyền sử dụng những tài sản đã thế chấp, yêu cầu cơ quan bảo lãnh thanh tốn khoản vay trong trường hợp bên vay khơng có khả năng thanh tốn.

+ Ngân hàng cung cấp vốn tuy không tham gia hoạt động của doanh

nghiệp nhưng trước khi nguồn vốn được giải ngân họ đều nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có thể yêu cầu về bảo lãnh, thế chấp các khoản vay để giảm rủi rọ

- Khi tiếp nhận nguồn vốn này, các nước vay khơng chịu sự ràng buộc nào về chính trị, toàn quyền sử dụng vốn, chịu lãi suất thương mạị Do đó nếu kinh doanh khơng hiệu quả có nguy cơ dẫn đến khả năng mất chi trả, vỡ nợ.

73

CHƯƠNG 5: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế phát triển Lê Mỹ Linh Thanh (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)