Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu (chiến lược hướng nội)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế phát triển Lê Mỹ Linh Thanh (Trang 100 - 104)

CHƯƠNG 7 : NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

7.3. Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu (chiến lược hướng nội)

7.3.1. Điều kiện thực hiện chiến lược

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước đang phát triển đều thực thi

chiến lược thay thế nhập khẩụ Nội dung của chiến lược này là đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành công nghiệp khác nhằm sản xuất hàng nội địa thay thế sản phẩm nhập khẩụ Muốn thực hiện chiến lược này đòi hỏi những điều kiện sau:

96

- Phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước rộng rãị Chiến lược này có hiệu quả đối với những nước có dân số đơng.

- Khả năng thu hút vốn và công nghệ của các nhà đầu tư trong và ngồi nước.

- Chính phủ cần xây dựng hàng rào bảo hộ bằng các hình thức trợ cấp, thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu (may mặc, giầy dép…).

7.3.2. Bảo hộ của Chính phủbằng thuế quan

Hình thức này các nước thường áp dụng vì nó đơn giản, chi phí tăng thêm do người tiêu dùng trong nước chịụ

7.3.2.1. Bảo hộ thuế quan danh nghĩa

- Là hình thức đánh thuế của nhà nước vào hàng nhập khẩu có sức

cạnh tranh với hàng trong nước làm cho giá hàng trong nước cao hơn giá hàng trên thị trường quốc tế.

Tácđộng bảo hộ thuế quan danh nghĩa của Chính phủ

Khi có thuế suất t/đơn vị sản phẩm, giá bán tăng : Pd = Pw + t. So với tự do nhập khẩu, chính sách đánh thuế nhập khẩu có kết quả: người sản xuất trong nước sản xuất khối lượng hàng hóa nhiều hơn (Q3-

Q1) với giá bán cao hơn (Pd). Người tiêu dùng phải trả giá cao hơn và mua ít hàng hóa hơn (Q2- Q4). Chính phủ thu được một nguồn tiền từ thuế suất đánh vào nhập khẩụ

Tính hiệu quả thị trường của chính sách:

97  Thay đổi thặng dư sản xuất: ΔPS= +SA >0

 Thay đổi thặng dư Chính phủ (Government’s Surplus): ΔGS= +SC >0

 Tổng thay đổi thặng dư của thị trường: ΔTS= ΔCS+ ΔPS + ΔGS

= - (SB+ SD) <0

 Đánh thuế nhập khẩu có lợi cho người sản xuất và Chính phủ, bất lợi cho người tiêu dùng, tuy nhiên lợi ích người sản xuất và Chính phủ được hưởng khơng đủ để bù đắp cho tổn thất người tiêu dùng phải chịu nên gây ra tổn thất xã hộị

 Tuy vậy, chính sách thuế quan vẫn đáp ứng mục tiêu bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước.

7.3.2.2. Bảo hộ thuế quan thực tế

- Là sự tác động của 2 loại thuế: thuế đánh vào hàng nhập và thuế

đánh vào nguyên vật liệu nhập sao cho đảm bảo lợi nhuận cho nhà sản xuất.

7.3.2.3. Bảo hộ của Chính phủ bằng hạn ngạch

- Là hình thức nhà nước xác định trước khối lượng hàng nhập khẩu và cấp giấy phép cho một số tổ chức có đủ tiêu chuẩn được nhập khẩu khối lượng hàng nàỵ

Tác động bảo hộ hạn ngạch của Chính phủ

Mức nhập khẩu được ấn định: Q4- Q3

So với tự do nhập khẩu, chính sách hạn ngạch nhập khẩu có kết quả: người sản xuất trong nước sản xuất khối lượng hàng hóa nhiều hơn (Q3-

98

Q1) với giá bán cao hơn (Pd). Người tiêu dùng phải trả giá cao hơn và mua

ít hàng hóa hơn (Q2- Q4).

Tính hiệu quả thị trường của chính sách:

- Thay đổi thặng dư tiêu dùng: ΔCS= -(SA+SB+SC+SD) <0

- Thay đổi thặng dư sản xuất: ΔPS= +SA >0

- Thay đổi thặng dư NNK(Importer’s Surplus): ΔIS= +SC >0

- Tổng thay đổi thặng dư của thị trường: ΔTS = ΔCS+ ΔPS + ΔIS

= - (SB+ SD) <0

 Hạn ngạch nhập khẩu có lợi cho người sản xuất và nhà nhập khẩu, bất lợi cho người tiêu dùng, tuy nhiên lợi ích người sản xuất và nhà nhập khẩu được hưởng không đủ để bù đắp cho tổn thất người tiêu dùng phải chịu nên gây ra tổn thất xã hộị

 Tuy vậy, chính sách hạn ngạch nhập khẩu vẫnđáp ứng mục tiêu bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước.

7.3.2.4. Hạn chế của chiến lược thay thế nhập khẩu

- Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vì yếu tố tác động quan trọng nhất quyết định tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất là thuế quan và hạn ngạch do Chính phủ đặt ra, gây tâm lý cho nhà sản xuất trơng chờ vào Chính phủ.

- Khi thực thi chiến lược này làm nảy sinh nhiều tiêu cực: trốn lậu thuế, hối lộ đội ngũ thuế quan, hối lộ cơ quan phân phối hạn ngạch nhập khẩụ

- Làm hạn chế xu hướng cơng nghiệp hố của đất nước do sự bảo hộ

của nhà nước làm tăng giá đầu vào đối với các ngành côngnghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, làm cho các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu khơng có khả năng phát triển  hạn chế đến sự hình thành cơ cấu cơng nghiệp đa dạng của đất nước.

- Làm tăng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển: Do được bảo hộnên các sản phẩm trong nước khơng có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trong khi đó vẫn phải nhập khẩu máy móc thiết bị làm nhập siêu của nước này tăng.

99

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế phát triển Lê Mỹ Linh Thanh (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)