Nguyên tắc ghi sổ kép

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản lý doanh nghiệp (Ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 34 - 35)

- Nguyên tắc phản nh loại TK phản nh chi phí (Expense):

1.2.2. Nguyên tắc ghi sổ kép

- Ghi sổ kép là ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản theo nguyên tắc: ghi “NỢ” tài khoản này thì phải ghi “C ” tài khoản liên quan hoặc ngược lại và số tiền ghi “NỢ”, ghi “C ” phải bằng nhau .

- Trước khi ghi vào tài khoản kế toán cần xác định tài khoản nào ghi “N ”, tài khoản nào ghi “C ”. Việc xác định quan hệ “NỢ”, “C ” như vậy gọi là định khoản kế toán.

- Để định khoản đúng thì cần phải xác định đúng nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến những tài khoản nào và thuộc loại tài khoản gì, trạng thái vận động của nó (tăng, giảm) và phải nắm được nguyên tắc phản ánh của các loại tài khoản.

Ví dụ 1: Xí nghiệp chuyển tiền gửi ngân hàng mua 500.000đ công cụdụng cụnhập kho. Nghiệp vụ này làm cho công cụ, dụng cụ trong kho tăng lên 500.000 đvà làm giảm tiền gửi ngân hàng 500.000đ. Các tài khoản có liên quan trong nghiệp vụ này là tài khoản công cụdụng cụvà tài khoản tiền gửi ngân hàng. Cả2 tài khoản này đều thuộc tài khoản tài sản. Căn cứvào kết cấu của tài khoản tài sản đã giới thiệu ởphần trên kếtốn sẽ ghi.

Nợ TK 153: 500.000 đ

Có TK 112: 500.000 đ

Ví dụ 2: Xuất vật liệu cho SXKD 3.000.000 đ, trong đó cho chế tạo sản phẩm là

2.700.000 đvà cho quản lý doanh nghiệp là 300.000đ.

Nghiệp vụnày làm cho vật liệu trong kho giảm xuống 3.000.000đđồng thời làm tăng chi

Bài 3: Tài khoản và ghi sổ kép

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 32

tài khoản có liên quan trong nghiệp vụ này là tài khoản: nguyên vật liệu, chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp. Căn cứ vào kết cấu của các tài khoản đã giới thiệu ở phần trên kếtoán sẽ ghi.

Nợ TK 621: 2.700.000 đ Nợ TK 642: 300.000 đ

Có TK 152: 3.000.000 đ

Ví dụ 3:Xí nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng đểmua TSCĐhữuhình trị giá 40.000.000 đ.

Nghiệp vụkinh tếnày làm cho TSCĐtăng lên 40.000.000 đ và khoản vay ngắn hạn cũng tăng lên 40.000.000đ. Các tài khoản có liên quan trong nghiệp vụ này là tài khoản TSCĐ hữu hình và tài khoản vay ngắn hạn. Kếtốn sẽ ghi:

Nợ TK 211: 40.000.000 đ

Có TK 341: 40.000.000 đ

Ví dụ 4: Xí nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng đểtrảnợngười bán 100.000.000đ

Nghiệp vụ kinh tế này làm cho khoản phải trả người bán giảm xuống 100.000.000 đ và

làm cho tiền gửi ngân hàng cũng giảm xuống 100.000.000 đ. Các tài khoản có liên quan trong nghiệp vụ này là tài khoản phải trả người bán và tài khoản tiền gửi ngân hàng. Tài khoản phải trả người bán là tài khoản nguồn vốn, tài khoản tiền gởi ngân hàng là tài

khoản tài sản. Do đó kếtốn sẽ ghi:

Nợ TK 331: 100.000.000 đ

Có TK 112: 100.000.000 đ

Nhận xét: Qua những ví dụ trên ta thấy mỗi NVKTPS đều phát sinh quan hệ Nợ - Có.

Vậy, quan hệ Nợ –Có của hai tài khoản trong một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được gọi là quan hệ đối ứng tài khoản. Quan hệ đối ứng tài khoản là một khái niệm đặc thù của hạch tốn kinh tế và nó gằn liền với khái niệm kế tốn kép.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản lý doanh nghiệp (Ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)