- Nguyên tắc phản nh loại TK phản nh chi phí (Expense):
1.2.3.2. Định khoản phức tạp (Compound entry):
Định khoản phức tạp là định khoản : ghi “Nợ” một TK đối ứng với ghi “Có” 2 TK trở lên hoặc ngược lại ghi “Có” một TK đối ứng với ghi “Nợ” 2 TK trở lên. Như vậy khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ít nhất là 3 đối tượng kế tốn (hay 3 tài khoản) thì có định khoản phức tạp.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng:
100.000đ và trả nợ cho người bán: 50.000đ.
Định khoản:
Nợ TK 341 100.000đ Nợ TK 331 50.000đ
Có TK 112 150.000đ
Ví dụ 2: Xí nghiệp X tính ra tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp là 4.500.000đ, nhân viên phân xưởng là 500.000 đ, nhân viên quản lý doanh nghiệp
là 4.000.000 đ. Định khoản: Nợ TK 622: 4.500.000 đ Nợ TK 627: 500.000 đ Nợ TK 642: 4.000.000 đ Có TK 338: 9.000.000 đ
Nhận xét: Định khoản phức tạp chẳng qua là sự gộp lại của nhiều định khoản giản đơn,
nhằm giảm bớt khối lượng ghi chép kế tốn. Như ở nghiệp vụ 1 thay vì định khoản phức tạp như trên, ta có thể định khoản giản đơn như sau:
Nợ TK 341 100.000đ
Có TK 112 100.000đ
Bài 3: Tài khoản và ghi sổ kép
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 34
Có TK 112 50.000đ
Tuy nhiên, khi định khoản phức tạp cần chú ý: không nên định khoản ghi Nợ nhiều tài khoản đối ứng với ghi Có nhiều tài khoản và ngượclại, bởi vì như vậy làm cho số liệu kế tốn trởnên khó hiểu và không phản ánh rõ rang quan hệ kinh tế giữa các tài khoản với nhau, ngoại trừ những nghiệp vụ kinh tế mà bản thân nó làm phát sinh quan hệ nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có.
Xuất phát từ nguyên tắc ghi sổ kép ta có :
Tổng số phát sinh bên Nợ các TK = Tổng số phát sinh bên Có các TK
Phương trình này dùng để kiểm tra tính chính xác trong việc ghi chép kế tốn.
1.3. Hạch to n tổng hợp và hạch to n chi tiết:1.3.1. Hạch to n tổng hợp